08/02/2025 20:42 GMT+7

Ông Trump ký sắc lệnh cắt viện trợ, Nam Phi lên tiếng

Nam Phi cho rằng sắc lệnh mà ông Trump vừa ký 'thiếu tính chính xác về mặt thực tế và không công nhận lịch sử đau thương sâu sắc của Nam Phi'.

Ông Trump ký sắc lệnh cắt viện trợ, Nam Phi lên tiếng - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa - Ảnh: AFP

Ngày 7-2, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cắt viện trợ tài chính của Mỹ dành cho Nam Phi, với lý do không tán thành chính sách đất đai tại Nam Phi và vụ Nam Phi kiện Israel, đồng minh của Washington, ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) với cáo buộc diệt chủng ở Dải Gaza.

Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ xây dựng kế hoạch tái định cư cho những nông dân Nam Phi da trắng và gia đình của họ.

Giới chức Mỹ sẽ thực hiện các bước để ưu tiên cứu trợ nhân đạo, bao gồm tiếp nhận và tái định cư thông qua Chương trình tiếp nhận người tị nạn của Mỹ dành cho người Afrikaner ở Nam Phi. Họ chủ yếu là hậu duệ da trắng của những người định cư đến từ Hà Lan và Pháp, theo Hãng tin Reuters.

Dữ liệu gần đây nhất của Chính phủ Mỹ cho thấy Mỹ đã phân bổ gần 440 triệu USD viện trợ cho Nam Phi vào năm 2023.

Trong tuyên bố ngày 8-2, Bộ Ngoại giao Nam Phi cho rằng sắc lệnh dừng viện trợ nói trên "thiếu tính chính xác về mặt thực tế và không công nhận lịch sử đau thương sâu sắc của Nam Phi về chủ nghĩa thực dân và chế độ apartheid (phân biệt chủng tộc)".

Bộ Ngoại giao Nam Phi bình luận: "Thật trớ trêu khi sắc lệnh hành pháp này dành quy chế tị nạn tại Mỹ cho một nhóm người ở Nam Phi vốn nằm trong số những nhóm có đặc quyền kinh tế nhất, trong khi những người dễ tổn thương từ các khu vực khác trên thế giới đang có mặt tại Mỹ lại bị trục xuất và từ chối tị nạn dù họ đang đối mặt với những khó khăn thực sự".

Hôm 2-2, Tổng thống Trump tuy không nêu bằng chứng nhưng khẳng định rằng "Nam Phi đang tịch thu đất đai và đối xử rất tệ với người dân thuộc một số tầng lớp". Ông ám chỉ đến một luật mới nhằm mục đích cân bằng sự chênh lệch về chủng tộc trong quyền sở hữu đất đai.

Ông Elon Musk, tỉ phú người Mỹ sinh ra tại Nam Phi và là người thân cận với ông Trump, cho rằng người Nam Phi da trắng đang là nạn nhân của "luật sở hữu phân biệt chủng tộc".

Hôm 6-2, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố đất nước của ông "sẽ không bị bắt nạt". "Chúng ta sẽ đoàn kết với tư cách là một quốc gia thống nhất và sẽ lên tiếng bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và nền dân chủ theo hiến pháp của mình" - ông Ramaphosa nói.

Theo Hãng tin Reuters, hiện nay những người chủ đất da trắng vẫn sở hữu 3/4 đất nông nghiệp được phép sở hữu vĩnh viễn của Nam Phi. Tỉ lệ này trái ngược với mức 4% do người da đen sở hữu, dù người da đen chiếm 80% dân số nước này, trong khi người da trắng chiếm khoảng 8% dân số.

Tháng trước, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ký đạo luật nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà nước trong việc tịch thu đất đai vì lợi ích chung.

Ngoài đạo luật cải cách ruộng đất của Nam Phi, Mỹ còn phàn nàn về vụ kiện do Nam Phi đưa ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào tháng 12-2023. Tại đây, Nam Phi đã cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng vì cuộc tấn công quân sự của Israel ở Dải Gaza khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và gây ra khủng hoảng nhân đạo.

Tổng thống Nam Phi tuyên bố 'sẽ không bị bắt nạt' sau lời đe dọa của ông Trump

Ngày 6-2, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết đất nước của ông "sẽ không bị bắt nạt".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar