25/04/2025 18:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khoa học tranh cãi về 'dấu hiệu sự sống' trên ngoại hành tinh K2-18b

Chỉ vài ngày sau công bố về phát hiện dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh, các nhà khoa học bày tỏ hoài nghi rằng không có người ngoài hành tinh nào cả, đó có thể chỉ là nhiễu thống kê.

Khoa học tranh cãi về 'dấu hiệu sự sống' trên ngoại hành tinh K2-18b - Ảnh 1.

Một trong những câu hỏi lâu đời nhất của nhân loại là: Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không? Hình minh họa hành tinh K2-18b dựa trên dữ liệu khoa học, được công bố vào ngày 11-9-2023 - Ảnh: REUTERS

Hôm 17-4, Hãng tin Reuters đăng một bản tin gây chú ý: các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge cho biết khi sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của NASA, họ đã phát hiện dấu vết của hai hợp chất hóa học là dimethyl sulfide (DMS) và dimethyl disulfide (DMDS) trong khí quyển của ngoại hành tinh K2-18b.

Trên Trái đất, DMS chủ yếu được tạo ra bởi các vi sinh vật, như thực vật phù du trong đại dương, vì vậy đây được xem là một dấu hiệu tiềm năng của sự sống.

Phát hiện gây tranh cãi

K2-18b cũng từng gây chú ý khi là ngoại hành tinh đầu tiên trong vùng "có thể sinh sống" của ngôi sao chủ mà các nhà khoa học phát hiện các phân tử hữu cơ chứa carbon.

Nhà vật lý thiên văn Nikku Madhusudhan, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng hành tinh này có thể là một "thế giới Hycean" (kết hợp giữa hydrogen và ocean), với đại dương có thể chứa sự sống. 

Tuy nhiên, ông cũng thận trọng lưu ý: "Chúng tôi cần phải hoài nghi chính kết quả của mình, vì chỉ khi kiểm chứng lặp đi lặp lại, chúng ta mới có thể tự tin vào phát hiện đó".

Không lâu sau, nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về kết luận của nhóm nghiên cứu.

Tiến sĩ Ryan MacDonald, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Michigan, cho biết: "Các quan sát từ JWST không cung cấp bằng chứng thực sự cho thấy các khí sinh học như DMS hay DMDS tồn tại. Nếu là một hành tinh khác, mức độ tín hiệu thấp như vậy sẽ bị coi là không phát hiện được gì cả". 

Ông cũng nói rằng một nhóm nghiên cứu độc lập đã không thể tái hiện kết quả tương tự khi phân tích lại dữ liệu JWST vào năm 2023.

Giáo sư Sara Seager (Viện Công nghệ Massachusetts), người từng là cố vấn nghiên cứu của ông Madhusudhan, cảnh báo: "Sự vui mừng một cách quá mức hiện nay đang vượt quá bằng chứng khoa học". 

Bà cho biết các nhóm khoa học độc lập hiện đang có cách diễn giải rất khác nhau về bản chất của hành tinh này: có nhóm cho rằng đó là một thế giới Hycean, nhóm khác lại cho rằng nó là một đại dương magma nóng chảy, một môi trường cực kỳ khắc nghiệt, thậm chí còn có nhóm gọi nó là một "sao Hải Vương thu nhỏ".

"Dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh" có thể là nhiễu hoặc sai số

Khoa học tranh cãi về 'dấu hiệu sự sống' trên ngoại hành tinh K2-18b - Ảnh 3.

Các nhà khoa học NASA cho rằng việc phát hiện một dấu hiệu sinh học đơn lẻ không thể được coi là bằng chứng cho sự sống, và cần nhiều nghiên cứu bổ sung cùng các chuỗi bằng chứng tương tự mới có thể đưa ra kết luận - Ảnh: NASA

Theo các nhà khoa học tại Viện SETI - tổ chức chuyên nghiên cứu sự sống và trí tuệ ngoài Trái đất: "Tín hiệu hóa học thu được rất mơ hồ, có thể chỉ là kết quả của nhiễu hoặc sai số hệ thống". 

Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh có những nguồn gốc phi sinh học (abiotic) có thể tạo ra các hợp chất như DMS, dù hiếm hoi và không bền, nhưng vẫn chưa thể loại trừ được.

Tiến sĩ Edward Schwieterman, chuyên gia sinh học ngoài Trái đất tại Đại học California Riverside, đồng tình với ý kiến đó: "Bối cảnh hành tinh là điều quan trọng nhất. Nếu thực sự có các phân tử đó trong khí quyển, chúng ta phải tìm ra các cách phi sinh học khác để giải thích, trước khi khẳng định đó là dấu hiệu của sự sống".

Phía NASA cũng lên tiếng rằng việc phát hiện một dấu hiệu sinh học đơn lẻ không thể được coi là bằng chứng cho sự sống, và cần nhiều nghiên cứu bổ sung cùng các chuỗi bằng chứng tương tự mới có thể đưa ra kết luận.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, giới khoa học vẫn công nhận đây là một bước tiến quan trọng trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Nó giúp định hướng những nghiên cứu tiếp theo và xác định đâu là điểm cần làm rõ.

Tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất là một trong những mục tiêu lớn lao và sâu sắc nhất của nhân loại. Nhưng bất kỳ tuyên bố nào về sự sống ngoài kia đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi toàn bộ cộng đồng khoa học trước khi có thể khẳng định.

NASA phóng tàu vũ trụ mới tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất

NASA phóng tàu Europa Clipper lên Mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi được coi là một trong những địa điểm triển vọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar