05/03/2021 11:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện hành tinh mới có thể giúp tìm dấu vết sự sống ngoài Trái đất

TTXVN
TTXVN

TTO - Hành tinh mới được phát hiện lớn hơn Trái Đất 30% và có khối lượng gấp 2,8 lần, nằm ở khu vực được cho là 'có thể sinh sống' quanh một ngôi sao.

Phát hiện hành tinh mới có thể giúp tìm dấu vết sự sống ngoài Trái đất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa hành tinh Gliese 486b - Ảnh: Sky News

Theo nghiên cứu được công bố ngày 4-3 trên tạp chí Science, các nhà khoa học vừa phát hiện một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời có thể trở thành công cụ mới của cuộc tìm kiếm dấu vết sự sống. 

Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực xác định xem có tồn tại khí quyển trên "siêu Trái Đất" này hay không, đồng thời tìm dấu vết sự sống quanh một ngôi sao khác Mặt Trời.

Hành tinh này có tên Gliese 486b và nằm cách Trái Đất 26 năm ánh sáng. Nó lớn hơn Trái Đất 30% và có khối lượng gấp 2,8 lần, nằm ở khu vực được cho là "có thể sinh sống" quanh một ngôi sao. 

Để phát hiện ra hành tinh này, các nhà nghiên cứu sử dụng hai phương pháp gồm "trắc quang vận động", tức là theo dõi sự biến đổi nhỏ trong độ sáng của một ngôi sao khi có hành tinh đi qua nó, và "vận tốc quay Doppler" tức là đo tốc độ quay của ngôi sao do lực hấp dẫn từ các hành tinh xung quanh. 

Đồng tác giả nghiên cứu, nhà thiên văn Jose Caballero tại Trung tâm Sinh học vũ trụ Tây Ban Nha, cho biết nếu Trái Đất có khí quyển thì bất kỳ hành tinh nào có khoảng cách xa hơn (tính từ ngôi sao chúng quay quanh) và có các đặc tính tương tự, cũng đều có bầu khí quyển. Nếu không, tất cả các hành tinh khác trong quỹ đạo quanh ngôi sao đó không thể có sự sống. 

Do Gliese 486b ở rất gần ngôi sao Gliese 486 của nó, nên hành tinh này chỉ mất dưới 1,5 ngày để hoàn thành chu kỳ quay quanh quỹ đạo. 

Chuyên gia Trifon Trifonov tại Viện Thiên văn Max Planck, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhóm khoa học đã khảo sát 350 "ngôi sao lùn" màu đỏ để tìm sự sống trên những hành tinh có khối lượng thấp. 

Kết quả cho thấy Gliese 486b có mức nhiệt độ khoảng 430 độ C và không đáp ứng điều kiện sống. Tuy nhiên, ông Trifonov khẳng định Gliese 486b là "một phát hiện đột phá", có thể trở thành hình mẫu nghiên cứu về các hành tinh đá bên ngoài hệ Mặt Trời.

Chuyên gia Trifonov bày tỏ kỳ vọng về Kính viễn vọng James Webb, dự kiến được đưa vào sử dụng cuối năm nay. Loại kính này cho phép xác định một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có khí quyển hay không, cùng các thành phần cấu tạo của nó, trong thời gian 3 năm trở lên và có thể giúp con người kết luận tại đó có sự sống hay không trong vài thập kỷ tới.

Khoảng 4.000 hành tinh ngoài hệ Mặt trời đã được tìm thấy trong 25 năm qua, trong đó một số hành tinh có bầu khí quyển. Tuy nhiên, đây chủ yếu là "các hành tinh khí hoặc hành tinh băng", còn những hành tinh có kích thước giống Trái Đất vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.


Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá