30/10/2018 16:34 GMT+7

Khi nấu, vi khuẩn staphylococcus bị diệt, nhưng độc tố thì không

HỒNG PHƯƠNG
HỒNG PHƯƠNG

TTO - Khoảng 25% người và động vật có vi khuẩn staphylococcus trên da, mũi, và thường không gây bệnh ở người khoẻ mạnh; tuy nhiên, vi khuẩn này có khả năng tạo độc tố và gây nhiễm độc thực phẩm.

Khi nấu, vi khuẩn staphylococcus bị diệt, nhưng độc tố thì không - Ảnh 1.

Vi khuẩn tụ cầu vàng khi xâm nhập vàp thực phẩm có thể gây bệnh rất nguy hiểm cho người ăn - Ảnh minh họa

"Trong trường hợp tiêu chảy nặng hoặc ói nhiều do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, người bệnh cần được bù đủ nước qua đường uống và truyền dịch nếu cần"

PGS.TS Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ.

Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên, trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ngộ độc thực phẩm do staphylococcus là bệnh đường tiêu hoá do ăn thức ăn bị nhiễm độc tố do vi khuẩn staphylococcus aureus. 

Người mang vi khuẩn staphylococcus có thể gây nhiễm vào thực phẩm nếu không rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm. 

Vi khuẩn staphylococcus nhiễm vào thực phẩm có thể sinh sôi, tạo độc tố. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt khi nấu, nhưng độc tố không bị phá hủy và vẫn có thể gây bệnh. 

Đặc biệt, thực phẩm không được nấu sau khi xử lý, chế biến có nguy cơ cao bị nhiễm staphylococcus. Thực phẩm bị nhiễm độc tố staphylococcus có thể vẫn trông bình thường, không có mùi lạ.

Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng. Bên cạnh đó, thực phẩm có thể bị nhiễm các hóa chất khác như kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản...

Các nguyên tắc bảo quản và chế biến thực phẩm

Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên cho biết khi bảo quản thực phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm. Không để thực phẩm trong vùng nguy hiểm (4 đến 60°C) quá 2 giờ, hoặc không quá 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài là 32°C.

Rửa tay kỹ (trong 20 giây) với xà phòng và nước trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn.

Không chế biến thức ăn nếu đang tiêu chảy, nôn ói.

Mang găng tay khi chuẩn bị thức ăn nếu có vết thương, nhiễm trùng bàn tay, cổ tay.

TTO - Khoảng 40 người, trong đó có 38 trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mì trong buổi sinh hoạt thiếu nhi tại một nhà thờ trên địa bàn P.Tân Quý (Q.Tân Phú, TP.HCM).

HỒNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao, khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn.

Tác dụng đặc biệt ít ai biết về củ khoai lang

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar