19/11/2023 09:00 GMT+7

Khán giả bỗng thành vua, hoàng hậu, đại thần triều Nguyễn ở Văn Miếu

Đến tour đêm Văn Miếu tối 18-11, khán giả có cơ hội về lại không khí văn hóa thời Nguyễn với các trò chơi cung đình, nghe nhã nhạc, thưởng thức các điệu múa cung đình chỉ phục vụ vua, hoàng thái hậu và sứ thần…

Tiết mục múa sử dụng 3D mapping - Ảnh: ĐẬU DUNG

Tiết mục múa sử dụng 3D mapping - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chương trình nằm trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật Di sản hội tụ do Trung tâm Hoạt động văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đồng tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11.

Chơi trò chơi cung đình Huế, trải nghiệm ánh sáng nghệ thuật ở Văn Miếu

Không gian ánh sáng nghệ thuật được lắp đặt sẵn ở ngay cổng vào. Đội tiểu nhạc dàn hàng ngang tấu Thập thủ liên hoàn, du khách "thi nhau" chụp ảnh check-in.

Chị Trần Thị Hải Linh (30 tuổi, Hà Nội) dắt con trai 5 tuổi đến chơi, khen "lần đầu tiên đến Văn Miếu ban đêm, lung linh quá".

Con chị và nhiều bạn nhỏ thủ đô mê mẩn các trò chơi cung đình mà Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mang ra sân trước khu điện Đại Thành như trò xăm hường, trò bài vụ, trò đầu hồ, trò thả thơ và viết tặng thư pháp.

Các em nhỏ vừa chơi vừa được các hướng dẫn viên tại đó giới thiệu trò chơi mang bản sắc văn hóa Huế.

Chẳng hạn trò đổ xăm hường (tức trò gieo con xúc xắc, còn gọi là hột tào cáo hay hột xí ngầu), có những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên.

Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Các em vừa nghe vừa khoái chí.

Các trò chơi này ban đầu xuất phát từ cung đình triều Nguyễn nhưng sau đó đã được truyền ra dân gian hoặc ngược lại rồi trở thành thú vui tiêu khiển của người dân Huế xưa.

Trẻ em thích thú với các trò chơi cung đình Huế - Ảnh: ĐẬU DUNG

Trẻ em thích thú với các trò chơi cung đình Huế - Ảnh: ĐẬU DUNG

Khán giả "thành" vua, hoàng hậu, đại thần triều Nguyễn

Phát biểu khai mạc chương trình Di sản nghệ thuật hội tụ, ông Hoàng Việt Trung - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - chia sẻ, chương trình tạo không gian, cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa giữa các đơn vị bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong cộng đồng bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam.

Đồng thời, phát huy không gian di sản ban đêm, khẳng định mục tiêu khai thác không gian di sản về đêm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi vùng, miền.

Tại chương trình, Trung tâm Hoạt động văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám "đãi" du khách sản phẩm du lịch mới do trung tâm phối hợp với Vietsoftpro Holdings thực hiện: 3D mapping Tinh hoa đạo học. Đây là tác phẩm lấy cảm hứng từ những giá trị di sản văn hóa tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với đạo học của dân tộc xuyên suốt qua nhiều thế kỷ.

Các nghệ sĩ từ Huế ra "đãi" loạt đặc sản văn hóa Huế: hoạt cảnh Ấm sinh luyện chữ - Văn hiến ngàn năm, Tam luân cửu chuyển - bản  mở đầu cho các đại lễ dưới thời Nguyễn, múa cung đình Trình tường tập khánh, Lục cúng hoa đăng - hai điệu múa thường được trình diễn trong dịp lễ sinh nhật của nhà vua, hoàng thái hậu, hoàng hậu…

Khán giả được nghe nhã nhạc, xem múa cung đình Huế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - Ảnh: ĐẬU DUNG

Khán giả được nghe nhã nhạc, xem múa cung đình Huế tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - Ảnh: ĐẬU DUNG

Còn có hợp tấu Xây dựng kinh đô - một sáng tác mới trên chất liệu và cảm hứng âm nhạc cung đình. Tác phẩm này từng đoạt huy chương bạc tại Liên hoan âm nhạc ASEAN năm 2022.

Ngoài ra còn có tiểu nhạc Phú lục địch - bài bản thường được trình tấu trong các buổi yến tiệc của triều đình nhà Nguyễn và tiếp đón sứ thần xưa.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (62 tuổi, Hà Nội) háo hức cho biết đây là lần đầu tiên bà có cơ hội nghe nhã nhạc và xem múa cung đình Huế.

Bà nói vui: "Đêm nay, khán giả thủ đô tự nhiên biến thành vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu cũng như các đại thần triều Nguyễn. Bởi ngày xưa, chỉ có tầng lớp này mới có cơ hội được nghe những loại hình văn hóa này".

Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino thích thú ngắm Văn Miếu Quốc Tử Giám

Chiều 21-9, Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino cùng Công nương Kiko đã đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, di tích được coi là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar