21/12/2022 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

Thích thú, mê mẩn là những gì người xem cảm nhận được từ trưng bày 'Quốc Tử Giám - trường quốc học đầu tiên' tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh 1.

Trưng bày thu hút đông người trẻ - Ảnh: T.ĐIỂU

Không ngạc nhiên khi biết rằng trưng bày đẹp và thi vị vừa được Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc này có bàn tay của những nhà thiết kế Pháp và họa sĩ trẻ tài năng của Việt Nam Nguyễn Thành Phong.

Hơn 200 tài liệu, hiện vật, trong đó có những tấm ảnh màu lần đầu tiên được công bố, dưới bàn tay tài hoa của các chuyên gia thiết kế Pháp và họa sĩ Việt đang kể câu chuyện lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám qua hàng ngàn năm rất hấp dẫn, thi vị.

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh 2.

Trưng bày cũng hấp dẫn khách quốc tế - Ảnh: T.ĐIỂU

Những mốc thời gian được trình bày khoa học, những hiện vật khảo cổ quý minh chứng sự ra đời của Quốc Tử Giám được nâng niu khiến người xem cũng hiểu hơn giá trị của những hiện vật còn ở lại từ ngàn năm để kể câu chuyện của tổ tiên chúng ta.

Toàn bộ triển lãm có nền là những bức tranh vẽ quang cảnh nước Đại Việt từ thuở Văn Miếu được xây dựng dưới thời Lý, những tranh lớp học thầy đồ xưa, cảnh lều chõng trường thi, cảnh vinh quy bái tổ… do họa sĩ trẻ tài năng Nguyễn Thành Phong - tác giả bộ truyện tranh lịch sử được độc giả trẻ mong ngóng từng tập ra mắt Long thần tướng - vẽ.

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh 3.

Những bức tranh vẽ non nước Việt, cảnh đèn sách, lều chõng, vinh quy bái tổ xưa của họa sĩ Nguyễn Thành Phong làm nền cho trưng bày mang tới hiệu quả rất tốt - Ảnh: T.ĐIỂU

Rất khâm phục và thích thú với trưng bày đẹp này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - đánh giá đây "thực sự là một đóng góp mới trong kinh nghiệm diễn giải trưng bày ở di tích. Nội dung súc tích, cô đọng. Kỹ thuật trưng bày có nhiều đột phá mang lại cho người xem cảm giác nhẹ nhàng, với nhiều khám phá bất ngờ".

Ông Huy cho rằng trưng bày này làm tăng thêm giá trị của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hơn cả một trưng bày đẹp, tại đây, rất nhiều thông tin thú vị mà khách tham quan có thể nhanh chóng "nhặt" được nhờ vào lối trưng bày triển lãm xuất sắc của những chuyên gia Pháp.

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh 4.

Người xem có nhiều hình thức để khám phá, tìm hiểu về Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong ảnh là bạn trẻ tìm hiểu về các bia đá tiến sĩ qua thiết bị điện tử được đặt tại trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Người xem được biết từ năm 1925, chính Toàn quyền Đông Dương cũng đã xếp hạng Văn Miếu là công trình lịch sử của Bắc Kỳ cần được bảo vệ ở Đông Dương.

Hay thông tin thú vị khác: Văn Miếu Quốc Tử Giám từng mất vị thế của Văn Miếu trung ương dưới thời Lê, chuyển thành Văn Miếu địa phương, gọi là Văn Miếu Bắc Thành. Sau năm 1831 đổi là Văn Miếu Hà Nội.

Và những câu chuyện thú vị về các danh nhân Nho học từ Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Khổng Tử đến Nguyễn Hiền - người đỗ trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam ở tuổi 13 - hay Lê Văn Hưu - tác giả bộ quốc sử đầu tiên Đại Việt sử ký

Không tham nhồi nhét thông tin, triển lãm kết hợp công nghệ số, quét mã QR để những du khách muốn khám phá thêm như bài đồng dao của Nguyễn Hiền hay những giai thoại hấp dẫn về Lê Văn Hưu…

Xem người Pháp và họa sĩ Việt kể về lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh 5.

Lớp học của ông đồ xưa cũng được tái hiện ở phần trưng bày ngoài trời - Ảnh: T.ĐIỂU

Những người làm trưng bày cũng rất tinh tế và chuyên nghiệp ngay cả ở phần chú giải, câu chuyện bằng lời. Phần thuyết minh, câu chuyện này có tiếng Việt, Anh, Pháp, và phần chữ tiếng Việt luôn được để cỡ chữ to hơn và in đậm hơn.

Ngoài phần trưng bày trong nhà còn có không gian trưng bày ngoài trời với mái trường tại làng quê xưa, cảnh thi cử nơi kinh thành được tái dựng.

Không gian này sẽ là địa điểm để tổ chức các hoạt động trải nghiệm phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Nghe bia tiến sĩ 'sống dậy' kể chuyện sử dụng người tài

TTO - Không còn là những nhân chứng lịch sử "câm lặng", những tấm bia tiến sĩ sẽ "dốc bầu tâm sự" với khách tham quan về chuyện khoa cử và sử dụng hiền tài của cha ông xưa trong trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar