21/04/2025 08:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khách đi sân bay Tân Sơn Nhất coi chừng nhầm nhà ga

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (TP.HCM) với công suất 20 triệu hành khách/năm, vốn đầu tư gần 11.000 tỉ đồng, chính thức đi vào hoạt động.

Ga t3 - Ảnh 1.

Hành khách làm thủ tục chuyến bay đi Hà Nội tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sáng 19-4 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tuy nhiên, nhiều hành khách bối rối do thiếu thông tin về việc chuyển đổi nhà ga và phương tiện di chuyển giữa các nhà ga, dẫn đến lỡ chuyến, ảnh hưởng đến hành trình đi lại và công việc.

Bối rối giữa nhà ga T1 và T3

Ngày 20-4, chị Q.T. (TP.HCM) phản ánh đến Tuổi Trẻ câu chuyện dở khóc dở cười khi lỡ chuyến bay vì... đến nhầm nhà ga. Chị Q.T. cho biết trước đó chị đặt vé chuyến bay từ TP.HCM đi Hà Nội ngày 19-4 của Vietnam Airlines. 

Thông tin vé hiển thị hành khách sẽ làm thủ tục rồi lên máy bay ở nhà ga T1. Chị T. đến nhà ga T1 để làm thủ tục bay thì được nhân viên quầy vé thông báo chuyến bay của chị được chuyển sang khởi hành ở nhà ga T3.

"Lúc này, tôi khá lúng túng vì không biết sẽ di chuyển bằng phương tiện gì hoặc đi đường nào qua nhà ga T3. Sau đó, tôi đặt taxi để đi sang cổng sân bay phía bên đường Cộng Hòa vào nhà ga mới. Xe ra tới đường Trường Sơn, tôi lại bị kẹt xe trên hai trục đường Trường Sơn, Cộng Hòa khá lâu và phải mất gần 40 phút mới vào được nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Khi tôi vào đến nơi thì cũng được thông báo đã trễ chuyến bay đi Hà Nội của mình. Sau khi trao đổi rõ tình hình, nguyên nhân kể trên thì hãng bay đưa ra phương án đổi vé máy bay cho tôi bay chuyến kế tiếp không bù phí. Thế nhưng, tôi vẫn phải đáp máy bay chậm hơn, trễ công việc ở Hà Nội cần giải quyết là rất bất tiện", chị T. kể lại.

Theo chị T., trường hợp đổi nhà ga bay thì hãng nên gọi điện thoại thông báo để hành khách nắm thông tin, chủ động có phương án đi lại cho phù hợp. Hoặc hướng dẫn cụ thể cho khách cách thức di chuyển từ nhà ga T1 sang nhà ga T3. 

Các đơn vị có thể bố trí xe buýt trung chuyển khách giữa các nhà ga nội khu để giúp hành khách đi lại thuận lợi hơn. Bởi việc khách phải đi xe công nghệ, taxi sang như vậy cũng phát sinh thêm chi phí đi lại. 

Câu chuyện của chị T. không phải cá biệt. Gần đây, nhiều hành khách rơi vào tình trạng "lạc lối" giữa các nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân chính là quá trình chuyển đổi nhà ga của các hãng hàng không, đặc biệt khi nhà ga T3 vừa đi vào hoạt động.

Hãng bay dọn nhà, khách "mò đường"

Vietnam Airlines là đơn vị tiên phong "dọn nhà" sang nhà ga T3. Từ ngày 17-4, hãng bắt đầu chuyển một số chuyến bay như TP.HCM - Vân Đồn sang nhà ga T3. Đến 19-4, các chuyến TP.HCM - Hà Nội cũng nối gót. 

Dự kiến từ 28-4, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines (trừ các tuyến TP.HCM - Cà Mau, Côn Đảo, Rạch Giá do VASCO - công ty con của Vietnam Airlines) khai thác sẽ chính thức hoạt động tại nhà ga T3. Trong khi đó, Pacific Airlines và VASCO vẫn duy trì hoạt động ở nhà ga T1, chưa có kế hoạch cụ thể chuyển sang nhà ga T3.

Tuy nhiên thực tế đặt ra, quá trình chuyển đổi chưa suôn sẻ. Khoảng cách giữa nhà ga T1 và T3, dù chỉ vài cây số, lại là thách thức lớn với hành khách. Việc di chuyển mất ít nhất 15 - 20 phút, chưa kể nguy cơ kẹt xe. 

Đáng lo hơn, các chuyến bay liên danh giữa Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO dễ gây nhầm lẫn. Vé máy bay mang ký hiệu "VN" nhưng có thể do Pacific Airlines hoặc VASCO khai thác, khiến hành khách đến sai quầy check-in hoặc thậm chí sai nhà ga.

Theo ghi nhận, không chỉ các chuyến bay nội địa, hành khách nối chuyến quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng gặp không ít rắc rối. Ví dụ, hành khách từ Ấn Độ đến TP.HCM phải hoàn tất thủ tục nhập cảnh và hải quan tại nhà ga T2, nhận hành lý từ băng chuyền trước khi chuyển sang nhà ga T3 để bay nội địa đến các thành phố như Đà Nẵng hay Hải Phòng. 

Để hỗ trợ, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cung cấp xe buýt miễn phí, hoạt động liên tục với tần suất 20 - 30 phút mỗi chuyến, giúp hành khách di chuyển thuận tiện giữa nhà ga T2 và T3.

Đối với hành khách nối chuyến cùng hãng bay như Vietnam Airlines hoặc Vietjet, hành lý sẽ được tự động chuyển tiếp đến chuyến bay nội địa, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 

Tuy nhiên, nếu bay với các hãng khác như Indigo từ Ấn Độ đến TP.HCM, hành khách cần nhận hành lý tại nhà ga T2 và tự di chuyển sang nhà ga T3 cho Vietnam Airlines, Vietjet hoặc nhà ga T1 khi bay Bamboo Airways, Vietravel Airlines, Pacific Airlines để tiếp tục hành trình, tương tự như quy trình trước đây. 

Theo nhiều khách hàng, sân bay đã bố trí xe buýt shuttle miễn phí hoạt động liên tục với tần suất 20 - 30 phút/chuyến giữa các nhà ga nhưng việc phải tự di chuyển, mang theo hành lý và không có hướng dẫn cụ thể vẫn gây nhiều bất tiện, đặc biệt với khách nước ngoài hoặc lần đầu đến Việt Nam.

Thêm nhiều phương án hỗ trợ khách

Để hỗ trợ hành khách trước nguy cơ nhầm lẫn nhà ga, ông Uông Việt Dũng, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phục vụ mặt đất, đảm bảo hành khách được hỗ trợ tối ưu, đặc biệt trong trường hợp nhầm nhà ga.

Vietnam Airlines và Vietjet được giao nhiệm vụ xây dựng chính sách hỗ trợ hành khách lỡ chuyến do nhầm nhà ga, đồng thời đẩy mạnh truyền thông và bố trí thêm nhân viên hướng dẫn tại sân bay. 

ACV cũng lên kế hoạch tăng cường nhân sự hỗ trợ, đặc biệt cho hành khách nối chuyến, trong giai đoạn đầu vận hành nhà ga T3. Ngoài ra, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đang chuẩn bị đấu thầu dịch vụ vận chuyển hành khách giữa các nhà ga T1, T2 và T3, mang lại sự thuận tiện tối đa cho hành khách.

Về giao thông kết nối, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết tại nhà ga T3, tuyến xe buýt số 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) được điều chỉnh tăng tần suất từ 42 chuyến/ngày lên 110 chuyến/ngày. 

Tuyến xe buýt không trợ giá số 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - bến xe Vũng Tàu) cũng được kết nối với nhà ga T3 để phục vụ hành khách. Các tuyến xe buýt trợ giá số 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã Tư Ga) và 152 (khu dân cư Trung Sơn - sân bay Tân Sơn Nhất) tiếp tục hoạt động ổn định để đáp ứng nhu cầu đi lại tại nhà ga T1 và T2.

5 hướng tiếp cận nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Khách đi sân bay Tân Sơn Nhất coi chừng... nhầm nhà ga - Ảnh 2.

Đồ họa: TUẤN ANH

Để đi đến nhà ga T3, người dân có thể chọn những hướng sau:

1 - Từ Bình Dương, TP Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp: đường Phạm Văn Đồng - Bạch Đằng - Trường Sơn - rẽ phải Phan Thúc Duyện - rẽ phải vào đường 18E - nhà ga T3.

2 - Từ Đồng Nai, TP Thủ Đức: đường Đỗ Mười - Võ Nguyên Giáp - cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - vòng xoay Hàng Xanh - rẽ phải Xô Viết Nghệ Tĩnh - rẽ trái Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Phan Thúc Duyện - xuống hầm chui - rẽ phải vào đường 18E - nhà ga T3.

3 - Từ quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ: đi đường Huỳnh Tấn Phát - cầu Tân Thuận 1 - Nguyễn Tất Thành - cầu Khánh Hội - Tôn Đức Thắng - vòng xoay Công trường Mê Linh - rẽ trái Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu - rẽ phải Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi - Phan Thúc Duyện - xuống hầm chui - rẽ phải đường 18E - nhà ga T3.

4 - Từ Tây Ninh, Long An, quận 12, Hóc Môn, Củ Chi: đi đường Lê Quang Đạo (quốc lộ 22) hoặc Lê Đức Anh (quốc lộ 1) - Trường Chinh - Cộng Hòa - có thể đi vào nhà ga T3 theo 3 cách: đi đường Cộng Hòa - rẽ phải vào đường C12 - đường bên dưới cầu vượt - nhà ga T3; đi đường Cộng Hòa - đường bên dưới cầu vượt Hoàng Hoa Thám - rẽ trái vào Hoàng Hoa Thám - rẽ phải vào đường nối - nhà ga T3; đi đường Cộng Hòa - rẽ trái vào đường 18E - nhà ga T3.

5 - Từ quận 3, 6, 10, 11: đi đường Lê Văn Sỹ hoặc Hoàng Văn Thụ - đến vòng xoay Lăng Cha Cả - rẽ trái vào Cộng Hòa - rẽ phải vào đường 18E - nhà ga T3. Ô tô đi vào đường bên dưới cầu vượt - đi thẳng vào nhà ga T3. Xe hai bánh và ô tô con lưu thông lên cầu vượt và rẽ phải vào bãi xe nhà ga T3.

T3 Tân Sơn Nhất: Truyền cảm hứng phát triển

Ngày 19-4, nhà ga T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - công trình có tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỉ đồng - đã chính thức được khánh thành, vượt tiến độ hơn hai tháng so với kế hoạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Sau 60 năm khai thác, đường băng sân bay Phù Cát đã vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế, xuất hiện nứt nẻ, không đảm bảo an toàn vận hành, cần phải xây đường băng số 2.

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Không phải xếp hàng và dùng tiền mặt chờ mua vé khi đi metro TP.HCM, giờ đây hành khách có thể dùng chính thẻ ngân hàng, điện thoại di động chạm ở cổng soát vé để thanh toán.

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar