16/02/2025 11:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kể tiếp những chuyện cổ tích

Cổ tích quả là có thể thật sự sinh ra từ trong lòng người. Và có một câu chuyện đến rất đúng lúc vào ngày rằm tháng giêng, vào tuần lễ của tình yêu.

Cái kết có hậu như cổ tích của câu chuyện nhầm con chục năm trước mà Tuổi Trẻ vừa tìm lại, chứng kiến, tường thuật đến độc giả tuần qua vẫn đang còn đọng lại dư vị ngọt ngào của những ngày tình yêu, an ủi mỗi người rằng những gì không trọn vẹn rồi sẽ được xoa dịu, được chữa lành.

Trong lòng nhiều người đọc hôm nay hẳn vẫn còn nhớ cảm xúc của mình nhiều năm trước khi theo dõi những thước phim tài liệu thực tế hoàn toàn phi hư cấu, hoàn toàn không lời bình về cuộc đấu tranh, dằn vặt giữa hai gia đình, hai bà mẹ, hai đứa trẻ để trao đổi lại con khi sự nhầm lẫn được phát hiện, hai đứa trẻ đã bắt đầu biết nhận thức quen lạ, thương yêu, tình mẫu tử đã bền chặt không thể chia lìa.

Máy quay theo nhân vật nhiều ngày, cảnh phim dằng dặc rồi cũng khép lại nhưng người xem biết những nước mắt, nhớ thương của con, của cha mẹ chưa dứt. Cha mẹ nhìn con gái, con gái nhìn cha mẹ trước mắt, một rồi thành hai, hai rồi lại còn một.

Nỗi bàng hoàng, mất mát làm sao kể xiết. Ba năm gắn bó đâu dễ thành xa lạ. Một ngày gặp lại đâu đã nối ruột rà...

Câu chuyện diễn tiến mấy năm sau nay được thổ lộ đã làm yên lòng người theo dõi hơn hết. Một rồi lại đã thành hai. Cha mẹ có thêm con gái. Con gái có thêm mẹ cha. Gắn bó và yêu thương cũng sinh ra được tình mẫu tử thiêng liêng chứ không chỉ là huyết thống.

Sai lầm khủng khiếp đã được sửa chữa không thể hoàn hảo hơn. Tổn thương tưởng như có thể quật ngã con người đã được hàn gắn không thể lành lặn hơn. Tất cả là nhờ sự bao dung và lòng yêu thương.

Chợt nghĩ trên đời có ai chưa từng sai, có ai chưa từng phải chịu tổn thương hay chưa từng làm thương tổn người khác? Có bao nhiêu sai lầm đã may mắn được sửa, bao nhiêu người may mắn được chữa lành?

Bao nhiêu người đã có thể đứng lên cùng những tổn thương và bước tiếp trong đời những bước vững vàng hơn? Bao nhiêu người đã mang sẵn trong lòng mình sự sẻ chia, bao dung, thấu hiểu?...

Cổ tích quả là có thể thật sự sinh ra từ trong lòng người. Đã rất nhiều câu chuyện cổ tích có thật được báo chí kể để minh chứng cho người đọc và đây là một, câu chuyện đến rất đúng lúc vào ngày rằm tháng giêng, vào tuần lễ của tình yêu.

Cũng những ngày này, hàng ngàn người đã hồi hộp ngày đêm theo dõi, cập nhật những diễn tiến trồi sụt thắt tim về ca phẫu thuật cuối của Thiện Nhân - nay đã là một chàng trai 18 tuổi.

Câu chuyện của Thiện Nhân cùng đại gia đình mẹ Mai Anh, mẹ Na Hương, ba Greig, anh Thiên Minh, Hải Minh, bác sĩ Roberto cũng là một câu chuyện cổ tích ngọt ngào đã được sinh ra từ lòng người và nỗ lực suốt bao năm để chữa lành một sai lầm khủng khiếp.

Với bất cứ ai, được theo dõi và dự phần vào những câu chuyện như vậy đều là một may mắn trong đời, một cơ hội được tưới tắm cho lòng mình thêm những giọt yêu thương, bao dung ngọt lành.

Vì vậy mà qua bao năm, bao diễn tiến, sự kiện, người tham gia - người kể chuyện - người theo dõi vẫn cứ háo hức, vẫn cứ miệt mài, vẫn không mệt mỏi. Và lòng người đọc, người xem thì ngày mỗi mênh mông thêm để tiếp tục sinh thêm, kể tiếp những chuyện cổ tích...

Hai đứa trẻ bị trao nhầm ở Bình Phước: Cuộc đoàn tụ như cổ tích

Câu chuyện trao nhầm con ở Bình Phước năm 2016 đã khiến nhiều người làm cha làm mẹ rớt nước mắt. Gần 10 năm sau, cái kết có hậu của câu chuyện tiếp tục làm người đọc rưng rưng.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar