24/11/2023 12:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Huyền thoại con vịt là gì mà fan Ngày xửa ngày xưa phải nhắc?

Chương trình Ngày xửa ngày xưa của kịch Idecaf được xem là chương trình hot nhất mỗi mùa hè của thiếu nhi thành phố.

Vở Tấm Cám là vở mở màn chương trình Ngày xửa ngày xưa, sau đó đây là vở duy nhất được dựng thành bản kịch người lớn và rất hot ở sân khấu Idecaf - Ảnh: TRẦN GIA TIẾN

Vở Tấm Cám là vở mở màn chương trình Ngày xửa ngày xưa, sau đó đây là vở duy nhất được dựng thành bản kịch người lớn và rất hot ở sân khấu Idecaf - Ảnh: TRẦN GIA TIẾN

Chính sức nóng đó nên có rất nhiều trang fanclub được lập ra chỉ để bàn chuyện… Ngày xửa ngày xưa. Một bài viết được đăng trên trang này liệt kê ra những "lần đầu tiên" của Ngày xửa ngày xưa.

Có tới 22 hạng mục mà fan liệt kê ra để cùng nhắc nhớ "những lần đầu" hết sức đặc biệt của Ngày xửa ngày xưa.

Ngày xửa ngày xưa: Từ Tấm Cám đến Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai

Bài viết Ngày xửa ngày xưa và những lần đầu tiên được đăng trên trang FC kịch Ngày xửa ngày xưa nhanh chóng nhận được nhiều lượt like của fan. Nhiều người còn khen admin sao nhớ dai thế!

Chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 với vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 với vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Trong những lần đầu tiên này, bài viết nhắc nhớ về vở diễn đầu mở đầu chương trình Ngày xửa ngày xưa là Tấm Cám. Bắt đầu vào tháng 6-2000 tại Nhà hát Bến Thành.

Kể từ đó Ngày xửa ngày xưa đã đồng hành cùng thiếu nhi, sân khấu thành phố đến nay đã 23 năm với 34 số. Chương trình gần nhất là vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai.

34 số thống nhất tiêu chí diễn ở nhà hát lớn Bến Thành và dàn dựng hoành tráng để con nít coi cho sướng. Chỉ có một lần duy nhất biểu diễn ở rạp xiếc TP.HCM là vở Cậu bé rừng xanh.

Tấm Cám cũng là chương trình Ngày xửa ngày xưa duy nhất được dàn dựng thành kịch người lớn và cũng là vở diễn hot ở sân khấu Idecaf.

Năm đầu tiên (và duy nhất) có tới ba chương trình Ngày xửa ngày xưa được thực hiện là năm 2005. Gồm ba vở Aladin và đủ thứ thần, Huyền thoại nữ thần Lee Kim ChiCậu bé rừng xanh. Ba vở lần lượt ra mắt vào dịp hè, Trung thu và Noel.

Giải thưởng mà chương trình Ngày xửa ngày xưa có được là giải Cù Nèo Vàng 2005 của báo Tuổi Trẻ Cười cho vở Aladin và đủ thứ thần. Nghệ sĩ Thanh Thủy đoạt giải Mai Vàng với vai Lee Kim Chi.

Ngày xửa ngày xưa 33 với vở Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Đại chiến nàng tiên cá nhận giải B Hội Sân khấu TP.HCM, giải A tác phẩm sân khấu xuất sắc của Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM năm 2022-2023.

Rồi bài hát đầu tiên, vở đầu tiên diễn vào dịp Trung thu, vở đầu tiên có trailer… cũng được nhắc tới.

Con vịt huyền thoại và "kiếp nạn" vé online

Fan đã nhấn mạnh Ngày xửa ngày xưa đầu tiên tạo nên cơn sốt vé có thể nói là Ngày xửa ngày xưa 9, năm 2005 với vở Aladin và đủ thứ thần. Suất nào cũng kín chỗ và phải tăng cường suất diễn.

Kể từ đó, Ngày xửa ngày xưa là chương trình hot nhất mùa hè của thiếu nhi, tuổi teen thành phố. Muốn mua vé, khán giả phải đi từ sớm và xếp hàng thật dài.

Và cũng vì thế nên xuất hiện nạn vé chợ đen. Và một trong những liệt kê đầy tính "uất ức" của bài viết là chương trình Ngày xửa ngày xưa đầu tiên được bán vé online.

Chủ thớt viết: "Kiếp nạn đỏ ghế, sập web TicketBox này bắt đầu vào năm 2021 với vở Thuyền trưởng Sinh Bá và Nàng tiên cá đen xì. Bán online một nửa, còn một nửa bán trực tiếp.

Tuy nhiên do vướng dịch bệnh phải ngưng và trở lại năm 2022 bán online hoàn toàn. Và những lời "mỹ miều" khán giả dành cho TicketBox cũng bắt đầu từ đó".

Bài viết cũng nhắc vui đến "linh vật huyền thoại" của Ngày xửa ngày xưa là… con vịt!

Con vịt xuất hiện từ Ngày xửa ngày xưa 30, vở Hoàng tử, công chúa và chín vị thần bị bắt. Từ sự cố trên sân khấu mà con vịt đã đi vào hậu trường chương trình.

Cứ hễ diễn viên nào ra diễn phạm lỗi quên lời, diễn sai là bị bắt nộp phạt cho cả đoàn một con vịt.

Chuyện này trở nên quen thuộc với fan Ngày xửa ngày xưa tới mức nghệ sĩ trên sân khấu mới nói sai lời là khán giả ở dưới tự động la lên: "Nộp một con vịt".

'Ngày xửa ngày xưa' liệu có lặp lại kỷ lục cũ?

Mùa hè năm ngoái, chương trình Ngày xửa ngày xưa số 33 - Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad, Đại chiến nàng tiên cá - của sân khấu Idecaf đã lập nên kỷ lục, diễn đến 55 suất và kéo dài từ mùa hè năm ngoái đến tận mùa hè năm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar