17/06/2023 10:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hành trình 23 năm của Ngày xửa ngày xưa

Ngày 19-6, sân khấu kịch Idecaf sẽ mở bán vé trên hệ thống Ticketbox thêm 16 suất diễn Ngày xửa ngày xưa 34 cho tháng 8.

Thành Lộc (vai Ác tiên Mắc Ma), Mỹ Duyên (vai công chúa Ruby) trong vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Thành Lộc (vai Ác tiên Mắc Ma), Mỹ Duyên (vai công chúa Ruby) trong vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai - Ảnh: T.T.D.

Như vậy, trong các tháng 5, 6, 7 và 8, chương trình này đạt tới 62 suất - một kỷ lục chưa từng có trong hành trình 23 năm của Ngày xửa ngày xưa. 

Dù đã tăng đến 62 suất nhưng rất nhiều khán giả phàn nàn cực kỳ khó mua vé, thị trường vé chợ đen thì rất sôi nổi và xuất hiện cả vé giả. Tại sao Ngày xửa ngày xưa 34 lại hot và có thể đạt kỷ lục khủng như thế?

1. Ngày xửa ngày xưa ra mắt lần đầu tại Nhà hát Bến Thành vào tháng 6-2000 với vở kịch Tấm Cám. Từ đó đến nay, chương trình liên tục thực hiện vào các dịp hè, Trung thu, Noel... Có giai đoạn khó khăn thì chủ yếu chỉ diễn vào dịp hè. Ngày xửa ngày xưa chỉ gián đoạn năm 2021 do dịch COVID-19. 

Từ 2022, sân khấu bán vé qua hệ thống Ticketbox mong giảm tình trạng vé chợ đen, khán giả không phải đội mưa đội nắng chờ mua vé. 

Ngay lần đầu mở bán Ngày xửa ngày xưa 33 với vở Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad: Đại chiến nàng tiên cá đã có khoảng 13.000 vé được bán chỉ trong vài giờ. 

Vở này đã diễn suốt từ mùa hè 2022 qua năm 2023. 

Chốt sổ 55 suất diễn, Ngày xửa ngày xưa 33 đã lập kỷ lục (trước đó, chương trình cao nhất chỉ đạt 37 suất diễn) và gây áp lực không nhỏ cho ê kíp khi thực hiện Ngày xửa ngày xưa 34

Nhưng thật không ngờ, ngay đợt đầu mở bán, 14.000 vé đã "sạch" trong hơn một tiếng.

Thế là chỉ trong vài tháng hè, Ngày xửa ngày xưa 34 với vở Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai đã xô đổ mọi kỷ lục trước đây.

2. Có thể nói hiện tại ở TP.HCM, chỉ Idecaf dám "chịu chơi" thuê nhà hát Bến Thành đồng thời đầu tư dàn dựng hoành tráng với mong muốn để con nít coi kịch thiếu nhi cho sướng. 

Trước khi có Idecaf, ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc - sở hữu đội múa rối Nụ Cười, đội ngũ thiết kế phục trang, cảnh trí riêng nên chi phí không phải thuê mướn quá tốn kém như các sân khấu khác. 

Các diễn viên ở Idecaf quá quen diễn kịch thiếu nhi hơn 20 năm nay. 

Đó là những cái tên trở thành ký ức yêu thương của khán giả nhí như Thành Lộc, Hữu Châu, Bạch Long, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Hương Giang, Mỹ Duyên, Tuấn Khôi, Đình Toàn, Lê Khánh... 

"Thương hiệu" ấy khiến cứ đến hè là khán giả đã trong tâm thế săn vé để được đến với Ngày xửa ngày xưa.

Năm nay có lùm xùm chuyện rời đi của nghệ sĩ Thành Lộc. Hồi giữa tháng 5, Thành Lộc tuyên bố rời kịch người lớn ở sân khấu Idecaf nhưng anh khẳng định vẫn diễn kịch thiếu nhi. Tuy vậy, khán giả hâm mộ vẫn sợ "chú Thành Lộc" đi mất nên tâm lý càng muốn săn vé để được xem thần tượng diễn. 

Vai trò của Thành Lộc trong các chương trình Ngày xửa ngày xưa thì không phải bàn cãi. Anh chính là thuyền trưởng lèo lái bao nhiêu năm nay. Nhân vật của anh thường là phe phản diện chuyên đi gây hấn, "kiếm chuyện" với phe chính diện. 

Dù không phải vai chính nhưng cứ Thành Lộc xuất hiện là sân khấu rần rần. Dù "chú Lộc, chú Châu" có ở phe ác thì con nít vẫn khoái, đòi ba mẹ cho đi xem khi có chú Lộc, chú Châu.

Đó là đẳng cấp "phù thủy sân khấu" của họ để góp phần giữ vững cái tên Ngày xửa ngày xưa.

3. Ngày xửa ngày xưa không ngủ quên trên chiến thắng và chủ quan vì vị trí "độc tôn". Bằng chứng là vở diễn năm nay được yêu vì một câu chuyện về tình anh em, tình gia đình giàu cảm xúc. Có nghĩa là qua mỗi năm sân khấu vẫn luôn trăn trở để tìm những câu chuyện hay, hấp dẫn tiếp tục chinh phục khán giả nhí. 

Vì lẽ ấy mà sân khấu đã "nuôi" cho mình một lớp khán giả riêng. Có những bé 3, 4 tuổi xem chương trình và đến nay ngoài 20 vẫn xem. Vì vậy không quá khó hiểu khi đến Ngày xửa ngày xưa, người ta bắt gặp hơn nửa rạp là tuổi teen, những khán giả đã "lớn" cùng chương trình.

Không chỉ thế, vài năm gần đây có vẻ phụ huynh chú ý tìm kiếm hơn các vở kịch thiếu nhi cho con xem mỗi hè. Nhà hát kịch 5B khởi động kịch thiếu nhi hằng tuần khoảng một năm nay giờ cũng khả quan. 

Dù chỉ dàn dựng sân khấu nhỏ nhưng suất kịch thiếu nhi ở nhà hát nhiều hơn cả kịch người lớn. Sân khấu Trương Hùng Minh năm nay khởi đầu chuỗi Truyện thần tiên với vở Bí mật trăm đốt tre. Nghệ sĩ Việt Hương đầu tư tới 500 - 600 triệu đồng tuyên bố diễn 17 suất (sau đó tăng thêm 3 suất) khiến ai cũng ngỡ ngàng. 

Không ngờ các suất diễn đều kín rạp, nhiều hôm phải kê thêm ghế xúp. Trước sự nồng nhiệt của khán giả, sân khấu tăng thêm tới 16 suất trong tháng 7, 8. Tổng cộng vở sẽ diễn 36 suất - một thành tích đáng nể với sân khấu lần đầu lấn sân kịch thiếu nhi!

Tác giả Quang Thảo tâm sự: "Năm nay tôi rất vui, cảm giác như trăm hoa đua nở. Khán giả thiếu nhi ở TP rất nhiều mà hằng năm chỉ có Ngày xửa ngày xưa, không đủ vé cho các bé thì thật đáng tiếc.

Năm nay có sân khấu Trương Hùng Minh, Nhà hát kịch 5B, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, sân khấu Hồng Hạc, Quốc Thảo... Tôi mong tất cả cùng nỗ lực duy trì để cứ tới mùa hè các bé và phụ huynh có nhiều lựa chọn".

Tin tức giải trí 26-5: Idecaf cảnh báo vé giả 'Ngày xửa ngày xưa'

Một số tin tức đáng chú ý: Ngày xửa ngày xưa xuất hiện vé giả; Sao phim 'Bỗng dưng trúng số' đến Việt Nam; Diễn viên Brazil bị giết hại, giấu xác trong rương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar