04/09/2023 16:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngày xửa ngày xưa khép lại sau kỷ lục 62 suất diễn, nghệ sĩ bồi hồi

Tối 3-9, sân khấu kịch Idecaf đã khép lại chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 với vở 'Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai' tại Nhà hát Bến Thành. Vở đã xô đổ mọi kỷ lục của Ngày xửa ngày xưa suốt 23 năm qua khi đạt được 62 suất diễn!

Chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 lập kỷ lục với 62 suất diễn - Ảnh: T.T.D.

Chương trình Ngày xửa ngày xưa 34 lập kỷ lục với 62 suất diễn - Ảnh: T.T.D.

Năm ngoái, chương trình Ngày xửa ngày xưa diễn từ hè năm 2022 đến cuối năm đạt được 55 suất, là kỷ lục sau mùa dịch bệnh khiến ai cũng bất ngờ. 

Trong khi Ngày xửa ngày xưa 34 chỉ diễn ba tháng hè 2023 đã tiếp tục lập nên kỷ lục mới…

Hữu Châu bồi hồi khi Ngày xửa ngày xưa 34 khép lại

Kết thúc đêm diễn tối 3-9, NSƯT Hữu Châu đăng bức ảnh sân khấu xuống đèn, khán phòng không còn khán giả, chỉ còn nhân viên hậu đài đang quét dọn sàn diễn.

Nghệ sĩ Hữu Châu chụp ảnh cùng các diễn viên đội rối Nụ Cười tham gia Ngày xửa ngày xưa 34 trong hậu trường - Ảnh: Facebook nghệ sĩ Hữu Châu

Nghệ sĩ Hữu Châu chụp ảnh cùng các diễn viên đội rối Nụ Cười tham gia Ngày xửa ngày xưa 34 trong hậu trường - Ảnh: Facebook nghệ sĩ Hữu Châu

Anh viết ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc: "Ngày xửa ngày xưa 34 kết thúc. Xin chào và sẽ nhớ mãi!".

Sở dĩ Hữu Châu viết như vậy vì Ngày xửa ngày xưa 34 rất đặc biệt bởi có nhiều biến động về nhân sự. Nghệ sĩ Thành Lộc rời kịch người lớn ở Idecaf để hợp tác xây dựng sân khấu mới là kịch Thiên Đăng.

Kéo theo đó là một loạt nghệ sĩ từ Idecaf cũng rời đi như Hữu Châu, Kim Xuân, Lê Khánh, Phi Phụng, Phương Dung, Tuấn Khải…

Và với nghệ sĩ Hữu Châu, thì suất diễn tối 3-9 không chỉ khép lại Ngày xửa ngày xưa 34 mà còn là suất diễn anh chào tạm biệt Idecaf.

Trước đó, anh cũng đã trải lòng trên trang cá nhân với những kỷ niệm cùng anh em hậu đài ở Idecaf. Những câu chuyện phía sau hậu trường suốt 27 năm qua.

Anh nhớ về căn nhà thuở ban đầu của gia tộc Thanh Minh - Thanh Nga ở đường Trần Hưng Đạo, sau đó vì biến cố gia đình anh chuyển về khu đường Nguyễn Trãi sống.

Vậy chớ bốn chục năm qua, cứ đi ngang nhà cũ anh lại dừng lại và xao động với những kỷ niệm xưa.

Và giờ khi rời Idecaf, anh viết nhắn nhủ những hậu đài thương mến: "Đã là kỷ niệm sẽ có điều vui, điều buồn. Đã nói chữ kỷ niệm phải kèm theo hai chữ "bồi hồi".

Anh xin đem những gì đẹp nhất suốt 27 năm qua theo mình các em à. Để mỗi khi đi ngang sân khấu kịch Idecaf anh sẽ dừng lại ngắm nhìn và một chút nhớ về các em, những kỷ niệm đẹp của một khoảng thời gian đi hát ở đây".

Đình Toàn: Chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại

Suất diễn tối 3-9 là một trong những suất diễn mà các khán giả yêu Ngày xửa ngày xưa cố gắng săn lùng vé, bởi họ sợ rằng biết đâu sau này có thể họ sẽ không được xem Ngày xửa ngày xưa với đầy đủ ê kíp nghệ sĩ mà họ yêu thích.

Nghệ sĩ Đình Toàn cho rằng hành trình của Ngày xửa ngày xưa 34 là hành trình tuyệt vời - Ảnh: T.T.D.

Nghệ sĩ Đình Toàn cho rằng hành trình của Ngày xửa ngày xưa 34 là hành trình tuyệt vời - Ảnh: T.T.D.

Đó là suất diễn "bùng nổ" với nhiều cung bậc cảm xúc từ diễn viên tới khán giả trong khán phòng.

Nhiều nghệ sĩ sau suất diễn đã đăng hình ảnh vai diễn của mình và viết rất ngắn. Như nghệ sĩ Tuấn Khải đăng ảnh và viết: "Tạm biệt Ngày xửa ngày xưa, xin tạm biệt…".

Chữ "tạm biệt" trong hoàn cảnh này có vẻ là cảm giác bùi ngùi vì hành trình mà họ trải qua cùng nhau rất dài.

Có lẽ đoạn đường sau sẽ có thêm một ê kíp nữa làm kịch thiếu nhi. Và kịch Idecaf tất nhiên cũng sẽ giữ thương hiệu họ gầy dựng 23 năm qua.

Như đạo diễn Đình Toàn sau suất diễn đã gởi lời cảm ơn đến tất cả bộ phận chung tay làm nên thành công của Ngày xửa ngày xưa 34.

Anh tâm sự: "Và chúng ta sẽ cùng nhau giữ lại những kỷ niệm thật đẹp cho một hành trình tuyệt vời nhưng cũng nhiều vất vả, mà bằng tình yêu thương chúng ta đã cùng nhau vượt qua…".

Đình Toàn cũng cảm ơn khán giả luôn yêu thương, bên cạnh Ngày xửa ngày xưa. Đêm diễn tối 3-9, anh chào tạm biệt kết thúc Ngày xửa ngày xưa mùa này nhưng khẳng định: "Chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại".

Đó cũng như là lời khẳng định của sân khấu kịch Idecaf. Và nếu có một nơi khác lại làm kịch thiếu nhi với ê kíp "quen thuộc", thì đó cũng xem như thử thách. Ai đủ bản lĩnh, đủ lực thì sẽ chinh phục được khán giả thôi!

Hành trình 23 năm của Ngày xửa ngày xưa

Ngày 19-6, sân khấu kịch Idecaf sẽ mở bán vé trên hệ thống Ticketbox thêm 16 suất diễn Ngày xửa ngày xưa 34 cho tháng 8.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar