06/11/2024 15:54 GMT+7

Hồi ức của nữ Biệt động Sài Gòn duy nhất đánh vào dinh Độc Lập

Luôn sẵn sàng cống hiến vì Tổ quốc nhưng bà Chính Nghĩa chỉ xem 'đóng góp của mình như một hạt cát nhỏ bé trước biển lớn cha anh'.


Hồi ức của nữ Biệt động Sài Gòn duy nhất đánh vào dinh Độc Lập - Ảnh 1.

Nữ Biệt động Sài Gòn, bà Chính Nghĩa - Ảnh: NVCC

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Biệt động Sài Gòn là một lực lượng quan trọng khi đánh vào những cơ quan đầu não, căn cứ, nơi chứa vũ khí...

Để tri ân những đóng góp của lực lượng, bà Đặng Thị Tuyết Mai và con trai, ông Trần Vũ Bình - người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, thường tổ chức những buổi giao lưu, kết nối thế hệ trẻ với các cựu chiến sĩ.

Gần đây nhất, trong buổi giao lưu Một thời và mãi mãi tại huyện Cần Giờ, TP.HCM, các chiến sĩ có cơ hội họp mặt, cùng ôn lại kỷ niệm xưa và tìm cách phát triển Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Những buổi gặp gỡ như trên thường có sự xuất hiện của cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Chính Nghĩa. Bà là đồng đội cũ của bà Tuyết Mai, vợ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai.

Trong lần hội ngộ này, bà Chính Nghĩa chia sẻ với Tuổi Trẻ những ký ức chiến đấu khi còn là một chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Nữ Biệt động Sài Gòn duy nhất đánh dinh Độc Lập

Con đường đến với cách mạng của bà Nghĩa có lẽ bắt đầu từ những trưa chăn bò. Thực chất, đó chỉ là lớp ngụy trang để bà đưa cơm đến các chiến sĩ trú ẩn trong chiến khu.

Từ cô bé chăn bò đến nữ Biệt động Sài Gòn đánh dinh Độc Lập - Ảnh 2.

Bà Chính Nghĩa luôn tích cực tham gia chiến đấu - Ảnh: NVCC

Năm 1964, hình ảnh anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn đã "nung nấu" ước mơ trở thành chiến sĩ Biệt động Sài Gòn của bà.

Khi đó bà 17 tuổi, luôn mong hoạt động ở đô thị và thực hiện nhiệm vụ giống đàn anh.

Đạt nguyện vọng nhưng gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu sót, bà Nghĩa vẫn không chùn bước, liên tục cố gắng luyện tập:

"Nhiều hôm tôi muốn bỏ cuộc đến bật khóc.

Nhưng có đồng đội và cô chú ở cơ sở động viên, tôi liền nghĩ mình làm được, gì đâu mà phải rơi nước mắt".

Nhờ chính sự cố gắng, bà Nghĩa trở thành "Chiến sĩ Tên Lửa", với ý nghĩa "Người giao liên nhanh và chính xác như mũi tên lửa".

Năm 1968, bà được đích thân đội trưởng Tô Hoài Thanh giao nhiệm vụ đánh vào dinh Độc Lập. Lần đầu cầm súng, lại còn là nữ chiến sĩ duy nhất trong đội, bà bỏ mặc những lo âu, dũng cảm bước ra chiến trường.

"Một địa điểm quá lớn đối với đội 15 người nên ai cũng lo lắng. Nhưng chúng tôi đều đồng lòng, quyết hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc" - bà Nghĩa chia sẻ.

Sau khi đọc lời tuyên thệ, bà cùng đội 5 Biệt động Sài Gòn tiến thẳng vào dinh Độc Lập, chiến đấu với hàng trăm quân địch suốt 2 đêm 1 ngày. Vừa chiến đấu vừa cứu thương, trong khói lửa bom đạn mịt mù, bà Nghĩa không chỉ chứng kiến sự tàn bạo của quân địch mà còn phải nhìn các đồng đội đau đớn ngã xuống.

Dù đau thương nhưng bà và những chiến sĩ khác phải nén lại, tiếp tục chiến đấu vì dân, vì nước. Tuy hoàn thành tốt mục tiêu đề ra nhưng 8 chiến sĩ hy sinh, 7 người còn lại, trong đó có bà Nghĩa, đều bị thương và bị bắt giam.

Từ cô bé chăn bò đến nữ Biệt động Sài Gòn đánh dinh Độc Lập - Ảnh 3.

Bà Chính Nghĩa (trái) chụp cùng đồng đội - Ảnh: NVCC

'Xứng đáng là anh hùng'

Từ giây phút bị địch bắt giam, bà Nghĩa, khi đó 21 tuổi, phải chôn vùi tuổi thanh xuân sau song sắt, giữa bốn bức tường và những trận đòn roi. Liên tục bị tra tấn ở các nhà tù; từ tổng nha cảnh sát đến Thủ Đức, Tân Hiệp, Biên Hòa; bà vẫn không hé một lời, tuyệt đối trung thành với đất nước.

Hồi ức của nữ Biệt động Sài Gòn duy nhất đánh vào dinh Độc Lập - Ảnh 4.

Bà Chính Nghĩa được trao trả tự do tại sân bay Lộc Ninh (Bình Phước) - Ảnh: NVCC

Đến khi hiệp định Paris ký kết, năm 1974, bà Nghĩa được trao trả tại sân bay Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) trong tình trạng bị thương nặng ở chân, đi lại khó khăn cần người hỗ trợ.

Sau khi chữa trị, bà tiếp tục cống hiến cho cách mạng và Tổ quốc, với vị trí là chiến sĩ thuộc Phòng tình báo Miền. 

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, bà tiếp tục là nữ chiến sĩ duy nhất trong đội nhận lệnh tham gia đánh dinh Độc Lập.

Nhưng khi đang trên đường hành quân thì nhận tin chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, đất nước được giải phóng.

Tại khoảnh khắc đó, bà Nghĩa rất vui vì hạnh phúc đến với toàn dân nhưng cũng tiếc cho những người đã phải ngã xuống.

Vì "Tôi từng trải qua chiến tranh, từng sống chết, từng lăn lộn vào chiến trường, bước qua xác đồng đội để tiếp tục chiến đấu", nên đối với bà không gì có thể sánh bằng hai chữ hòa bình.

Khi được hỏi về đồng đội cũ Chính Nghĩa, bà Tuyết Mai cho biết: "Bản thân tôi rất ngưỡng mộ sự dũng cảm của Chính Nghĩa khi luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bản thân mình cho Tổ quốc.

Đối với tôi, Chính Nghĩa xứng đáng được gọi là một anh hùng vì khó có một người phụ nữ nào dám nhận nhiệm vụ đánh vào dinh Độc Lập hai lần".

Từ cô bé chăn bò đến nữ Biệt động Sài Gòn đánh dinh Độc Lập - Ảnh 5.

Đối với bà Chính Nghĩa, không gì sánh bằng hòa bình - Ảnh: HUY ĐOÀN


Bà Chính Nghĩa có tên thật là Vũ Minh Nghĩa, sinh năm 1947, tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

Gia đình bà có 8 người anh chị em đều tham gia cách mạng. Ngoài bà, còn có 2 người khác là chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Chồng bà là ông Nguyễn Thanh Xuân (hay còn gọi là Bảy Bê), người đã dẫn dắt bà trong những năm đầu ở đội 5 Biệt động Sài Gòn.

Bà lấy bí danh Chính Nghĩa nhằm nhắc nhở về lý tưởng của bản thân, dù trong mọi hoàn cảnh, phải luôn chính trực và bảo vệ chính nghĩa.

Bây giờ sống trong thời bình, bà Nghĩa vẫn thường đến Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, phần để ôn lại kỷ niệm xưa, phần nhằm giao lưu về lịch sử Việt Nam và lan tỏa tinh thần yêu nước đến khách tham quan.

Người vợ của Anh hùng biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai: Hòa bình rồi, tôi không còn làm vợ bé...

Ngày đất nước thống nhất, bà Đặng Thị Tuyết Mai, người vợ sau của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai mừng khấp khởi: 'Hòa bình rồi! Chồng tôi làm cách mạng, tôi không có làm 'vợ bé' của ai hết...'

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Triển lãm 'Tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa' là cơ hội hiếm có để công chúng chiêm ngưỡng một phần trong bộ sưu tập hơn 300 tác phẩm của nhà sưu tập Vũ Đình Hải, trước khi ông mang hết sang Mỹ để bảo quản.

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Tận năm 2023 vẫn có một thế hệ độc giả mới say sưa đọc và kể lại Tam quốc dưới góc nhìn hiện đại.

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Theo nguyên giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Huỳnh Ngọc Vân, việc vận hành bằng ngân sách thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước với bảo tàng công lập ở Việt Nam nhưng cũng ít nhiều giảm đi tính sáng tạo, năng động của đội ngũ nhân viên.

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tính đến ngày 29-6, ban tổ chức cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi đã nhận hơn 500 bài dự thi. Cuối ngày mai 30-6 sẽ hết hạn nhận bài.

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Trưng bày 17 bảo vật quốc gia

17 bảo vật quốc gia được mang ra trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Trưng bày 17 bảo vật quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar