13/11/2024 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hội nghị COP29: Trả phí hay trả giá?

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh các nước đang phát triển không được rời Hội nghị COP29 ở Azerbaijan với 'hai bàn tay trắng'. Ông nói: 'Đạt được thỏa thuận là điều bắt buộc'.

Hội nghị COP29: trả phí hay trả giá? - Ảnh 1.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị COP29 ở thủ đô Baku (Azerbaijan) vào ngày 12-11 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-11, ngày thứ hai của Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy "trả phí" để ngăn chặn những thảm họa nhân đạo do khí hậu gây ra, và lưu ý không còn nhiều thời gian để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Không còn nhiều thời gian

Hội nghị COP29 đã khai mạc tại thủ đô Baku (Azerbaijan) vào ngày 11-11 và sẽ diễn ra đến ngày 22-11 với sự tham gia của hơn 51.000 đại biểu từ gần 200 quốc gia. Hội nghị năm nay đặt mục tiêu huy động hàng trăm tỉ USD để hỗ trợ chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch và giảm thiểu các tác động xấu của khí thải carbon đối với khí hậu.

Tuy nhiên vào ngày quan trọng dự kiến quy tụ các lãnh đạo toàn cầu nhằm tạo động lực chính trị cho các cuộc đàm phán, nhiều nhân vật hàng đầu như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không có mặt để nghe thông điệp của ông Guterres, theo Reuters.

"Về vấn đề tài chính khí hậu (climate finance), thế giới phải trả phí, nếu không nhân loại sẽ phải trả giá. Âm thanh mà các bạn nghe thấy là tiếng tích tắc của đồng hồ. Chúng ta đang trong giai đoạn đếm ngược cuối cùng để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5oC và thời gian không đứng về phía chúng ta", ông Guterres phát biểu.

Tài chính khí hậu là một trong những chủ đề nóng nhất của COP29, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Mức cam kết ban đầu là 100 tỉ USD mỗi năm, nhưng nhu cầu thực tế hiện nay cao hơn nhiều. Các nước đang phát triển kêu gọi nâng mức tài trợ lên 1.000 tỉ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay.

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu và tác động của nó đang diễn ra nhanh hơn dự báo, với nguy cơ thế giới đạt mức tăng nhiệt độ 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là một ngưỡng quan trọng, vì nếu vượt qua nó, thế giới có thể đối mặt với biến đổi khí hậu "cực đoan và không thể đảo ngược".

Tài chính khí hậu

Trong ngày đầu tiên của hội nghị hôm 11-11, các nước đã nhất trí những tiêu chuẩn mới của LHQ về thị trường carbon quốc tế. Bước đột phá này được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa cho một thị trường hoàn chỉnh trong tương lai gần.

Chủ tịch COP29, ông Mukhtar Babayev, ca ngợi bước đột phá này nhưng nhấn mạnh cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Một số quy tắc cơ bản quan trọng để đưa thị trường vào hoạt động đã được thông qua, trong khi các khía cạnh quan trọng khác của khuôn khổ chung như biện pháp bảo vệ và vấn đề quản trị vẫn cần được đàm phán.

Tuy nhiên tại cuộc họp báo ngày 12-11, các quan chức COP29 đã cố gắng hướng lại sự chú ý vào mục tiêu chính của hội nghị: đạt thỏa thuận trị giá lên đến 1.000 tỉ USD nhằm cung cấp "tài chính khí hậu" hằng năm cho các nước đang phát triển.

"Việc tạo điều kiện cho mọi quốc gia hành động khí hậu mạnh mẽ 100% là vì lợi ích chung của tất cả, bao gồm cả các nước lớn nhất và giàu có nhất. Tại sao? Vì khủng hoảng khí hậu đang nhanh chóng trở thành "sát thủ kinh tế"", ông Simon Stiell, người đứng đầu Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh. 

Ông cảnh báo: "Nếu tất cả các nước không thể cắt giảm mạnh lượng khí thải, mọi quốc gia và mọi hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn mức hiện tại. Chúng ta sẽ sống trong cơn ác mộng lạm phát lâu dài".

Tuy nhiên bất chấp những kêu gọi hợp tác toàn cầu, các quốc gia đã mặc cả về vấn đề này trong nhiều năm với những bất đồng về số tiền phải đóng góp và ai sẽ chi trả. 

"Đây sẽ là một hội nghị COP đầy khó khăn", bà Fernanda Carvalho, trưởng bộ phận chính sách năng lượng và khí hậu toàn cầu tại Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, nhận định. 

"Các quốc gia đang bị chia rẽ và thiếu sự tin tưởng", bà nói, và cho rằng sự chia rẽ về vấn đề tài chính khí hậu "sẽ được phản ánh trong mọi căn phòng diễn ra các cuộc đàm phán đó".

Vượt qua được trở ngại?

Hội nghị COP29 diễn ra trong bối cảnh lo ngại Mỹ có thể giảm cam kết về biến đổi khí hậu sau khi ông Trump đắc cử. Các nhà lãnh đạo quan trọng như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều vắng mặt.

Bộ trưởng Môi trường Canada Steven Guilbeault nhận xét: "Đây không phải là tình huống lý tưởng, nhưng trong 30 năm qua, COP đã nhiều lần đối mặt trở ngại. Chắc chắn, mọi thứ vẫn có thể".

COP 28: Việt Nam sẽ sớm nhận 15,5 tỉ USD để chuyển đổi sang năng lượng sạch

Trước thềm khai mạc COP 28, Việt Nam dự kiến sẽ sớm nhận được khoản tiền 15,5 tỉ USD từ Anh cùng 8 quốc gia khác hỗ trợ trong quá trình chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Tổng thống Trump bất ngờ đề xuất sẽ tham gia hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul vào ngày 15-5, kéo theo hàng loạt động thái ngoại giao dồn dập từ châu Âu đến Trung Đông.

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Đài Loan khẳng định lựa chọn giá trị riêng, không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu thống nhất trong sách trắng quốc phòng ngày 12-5.

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar