07/07/2016 09:07 GMT+7

Hỏa mù trước tâm bão

CÔNG TÂM (từ Washington, Hoa Kỳ)
CÔNG TÂM (từ Washington, Hoa Kỳ)

TTO - Trước ngày phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA), Trung Quốc đang tung ra hàng loạt động thái tạo hỏa mù trên Biển Đông. 

Tại thực địa trên biển, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tiến hành cuộc tập trận kéo dài một tuần, từ ngày 5 đến 11-7, trên và xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Mặt trận ngoại giao trên bờ, thông qua tờ báo chính thống là China Daily, Bắc Kinh mời gọi chính phủ vừa thành lập của Tổng thống Rodrigo Duterte suy nghĩ lại về vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Bài xã luận của tờ này nhấn mạnh nếu ông Duterte bỏ qua kết quả của vụ kiện, Trung Quốc và Philippines có thể ngồi lại với nhau để cùng bàn luận những vấn đề cốt lõi. Điểm mà bài báo dường như nhấn mạnh khá rõ ràng là đối thoại song phương đang là con đường để chính phủ Duterte xây dựng lại một mối quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.

Một tay đấm trên thực địa, một tay xoa bằng ngôn từ ngoại giao đầy tính chiêu dụ. Không khó để nhận ra những hành động này của Bắc Kinh đang có ý định gây nhiễu.

Cách hành động thực địa cũng là để đáp lại những động thái của Mỹ và đồng minh. Một tuần trước đó, đội tàu sân bay tấn công của Mỹ cùng các tàu chiến của Ấn Độ và Nhật Bản đã triển khai diễn tập chiến tranh chống tàu ngầm, phòng không và các nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu tại vùng biển Philippines. Cuộc tập trận mang tên Malabar này là sự kiện được tổ chức hằng năm giữa Mỹ và Ấn Độ, nhưng năm nay có thêm Nhật nên trở thành một trong những cuộc tập trận lớn nhất và phối hợp nhất mà ba nước từng thực hiện.

Những hỏa mù thông điệp của Bắc Kinh còn nhắm đến Tổng thống Duterte vốn chưa có nhiều kinh nghiệm quan hệ quốc tế và không có nhiều điểm kết nối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuộc thập tự chinh của ông Duterte chống lại tội phạm và tham nhũng mới thực sự nắm giữ chìa khóa của chính trị Philippines những năm sắp tới. Vấn đề ưu tiên hiện nay là thu hút đầu tư nước ngoài, là thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của đất nước như lời hứa lúc tranh cử.

Nhưng điều đó lại làm dấy lên câu hỏi trên đấu trường quốc tế: Philippines sẽ cưỡi trên ngọn sóng nào giữa Bắc Kinh và Washington? Phải chăng tuyên bố mới nhất của ông Duterte về việc sẵn sàng nối lại đối thoại với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp Biển Đông đã là câu trả lời?

Đó là lý do tại sao một bài bình luận quan trọng đăng trên chuyên trang của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ vừa xuất bản kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry cần sắp xếp chuyến đi Philippines nhanh nhất. Rõ ràng Mỹ đang quan ngại một Philippines “đổi chiều” để hưởng lợi từ các bên.

Những hành động sắp tới của Trung Quốc sẽ nhấn ở những điểm nào? Bắc Kinh có thể viện cớ bị đe dọa để tăng cường đáng kể số lần tuần tra không quân và hải quân trên các vùng biển tranh chấp. Trung Quốc cũng có thể quyết định đặt cược nhiều hơn vào lực lượng tàu hải giám để cho thế giới biết họ đang kiểm soát thực địa một cách vững chắc, bất chấp các quyết định của PCA đang hướng có lợi cho ai.

Như một động thái hù dọa, Trung Quốc có thể gửi thêm một thông điệp kinh tế cho các nước láng giềng, đặc biệt là các nước đang quan tâm và theo dõi vụ kiện. Nếu ủng hộ vụ kiện hay leo thang dựa vào đó, họ sẽ bị tổn hại rất nhiều trong việc giao thương và đầu tư đang được hưởng lợi từ sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Những hỏa mù trong tâm bão có thể làm nhiễu thông tin và gây đe dọa. Nhưng qua đó cũng rõ ràng một việc: Bắc Kinh đang lo lắng về phán quyết của PCA hơn bao giờ hết, và họ không có nhiều lựa chọn trên mặt trận pháp lý. Khi các lập luận không đủ tự tin để có thể đưa ra tranh biện công khai trên diễn đàn tố tụng thì phải gây nhiễu bằng các hành động khác để che giấu điểm yếu của mình.

CÔNG TÂM (từ Washington, Hoa Kỳ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Trong bối cảnh thủ tướng bị đình chỉ chức vụ, nền kinh tế Thái Lan đang như “con tàu trôi dạt” giữa khủng hoảng chồng chất.

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar