07/09/2021 16:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hé lộ quy trình phức tạp nghiên cứu vắc xin COVID-19 cho trẻ em

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Khác với việc thử nghiệm lâm sàng trên người trưởng thành, giới y khoa cho biết công tác nghiên cứu tính hiệu quả và tác động của vắc xin COVID-19 ở trẻ nhỏ đối diện với nhiều khó khăn hơn.

Hé lộ quy trình phức tạp nghiên cứu vắc xin COVID-19 cho trẻ em - Ảnh 1.

Các bác sĩ tại Senders Pediatrics lấy máu xét nghiệm cho hai trẻ tham gia thử nghiệm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

“Chúng tôi thường xuyên thực hiện nghiên cứu ở trẻ nhỏ nhưng chưa từng thực hiện nghiên cứu nào nhiều công đoạn thế này”, bác sĩ nhi khoa Shelly Senders, hiện làm việc tại một phòng khám nằm ở ngoại ô thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio (Mỹ), cho biết. 

Phòng khám của bà - Senders Pediatrics - là một trong 162 địa điểm trên toàn thế giới nghiên cứu hiệu quả về tác động của vắc xin Pfizer-BioNTech đối với trẻ em.

Theo Wall Street Journal, sau khi xuất kho, vắc xin Pfizer-BioNTech sẽ lập tức được chuyển tới điểm rút vắc xin cho vào từng lọ. Từng lọ vắc xin sẽ được rút thành từng liều phù hợp để tiêm cho trẻ nhỏ, rồi tiếp tục được chuyển tới điểm tiêm chủng.

Toàn bộ quá trình trên chỉ được phép kéo dài trong hai giờ đồng hồ và vắc xin phải luôn được làm mát ở nhiệt độ phù hợp để bảo đảm độ an toàn.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm trẻ tham gia nghiên cứu cũng khó hơn hẳn so với người lớn vì công ty buộc phải có sự cho phép của phụ huynh hay người giám hộ.

Ngay cả khi nhận được sự đồng ý này, các bác sĩ cũng chưa chắc có thể tiêm cho trẻ. Nhiều người đã gặp các trường hợp trẻ từ chối tiêm vì sợ mũi kim.

Tiếp đó, giới chuyên gia cho biết việc ghi nhận các phản ứng sau tiêm ở trẻ nhỏ cũng khó hơn hẳn so với người lớn, vì các em chưa thể biểu đạt chính xác cảm giác của mình.

Những thách thức này đã khiến việc thử nghiệm tiêm vắc xin cho trẻ trở nên khó khăn hơn, đồng thời khiến thời gian nghiên cứu và phê duyệt vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi tại Mỹ chậm lại.

Với số trẻ em mắc COVID-19 đang tăng lên, Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác đang nỗ lực đưa trẻ em vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Đây được xem là phòng tuyến tiếp theo để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trên trang web chính thức, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo công dân từ 12 tuổi trở lên nên tiêm chủng để ngừa COVID-19.

CDC đã cấp phép tiêm vắc xin COVID-19 của hai hãng dược Pfizer và BioNTech cho trẻ từ 12 tới 15 tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả và tác động của vắc xin COVID-19 đối với trẻ dưới 12 tuổi vẫn chưa hoàn thiện.

Nhiều bậc phụ huynh tại Mỹ cảm thấy nóng ruột khi con em của họ vẫn chưa được tiêm chủng, trong khi biến thể Delta vẫn đang lây lan mạnh và mùa tựu trường đã bắt đầu.

Theo báo Wall Street Journal, kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 5 tới 12 tuổi sẽ được công bố vào cuối tháng 9-2021.

Điều này đồng nghĩa rằng có thể phải đến tháng 10-2021 hoặc 11-2021, Mỹ mới cấp phép tiêm chủng loại vắc xin này cho trẻ từ 5 tới 12 tuổi. Và sẽ mất nhiều tháng tiếp theo để Mỹ cho phép tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech cho trẻ dưới 5 tuổi.

Trong khi đó, người đại diện của Moderna cho biết hãng kỳ vọng sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ từ 6 tới 12 tuổi vào cuối năm nay và cho trẻ từ 6 tháng tới dưới 6 tuổi đầu năm sau.

Cuba thành nước đầu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 2 tuổi trở lên

TTO - Từ ngày 6-9, Cuba triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tự sản xuất, hiện chưa được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt, cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, bắt đầu ở tỉnh Cienfuegos.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar