18/02/2025 13:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hậu duệ đời 14 của Nguyễn Du nói gì về Truyện Kiều?

Một tọa đàm nhỏ về Truyện Kiều với văn hóa Việt tổ chức ở Hội An sáng 18-2 bất ngờ có sự hiện diện của hậu duệ đời 14 của Nguyễn Du là ông Nguyễn Hải Nam. Ông Nam cho biết đã quy tụ được con cháu ở mọi miền đất nước sau hàng trăm năm.

Hậu duệ đời 14 gia tộc đại thi hào Nguyễn Du nói gì về truyện Kiều sau hơn 200 năm? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hải Nam, hậu duệ đời 14 dòng họ cụ Nguyễn Du - Ảnh: B.D.

Chia sẻ tại hội thảo, nhiều diễn giả nhắc lại những giá trị to lớn của Truyện Kiều trong văn học. 

Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra quốc tế. Thế giới biết Việt Nam cũng một phần thông qua Truyện Kiều.

Vai trò của Truyện Kiều có giá trị từ quá khứ tới hiện tại. Các đời tổng thống Mỹ, các cường quốc khi qua thăm Việt Nam đều dùng Kiều để lẩy, ví von cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.

Hậu duệ gia tộc Nguyễn Du nói gì?

Ông Nguyễn Hải Nam, hậu duệ đời 14 dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gia tộc Nguyễn Du (hiện là phó Ban Dân vận tỉnh Hà Tĩnh), cho biết là thế hệ con cháu của dòng họ Nguyễn Du, thời gian qua ông cùng các thành viên trong họ tổ chức các hoạt động quy tụ các thành viên dòng họ, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa.

"Chúng tôi quy tụ con cháu trên cả nước tổ chức các hoạt động tìm hiểu thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Du tại quê nhà ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Sau hàng chục đời, con em sống rải rác ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ… khiến việc tìm kiếm khó khăn nhưng chúng tôi đã làm được. Vừa rồi dòng họ Nguyễn Tiên Điền tổ chức được đại hội đầu tiên.

Một việc nữa là dòng họ Nguyễn Tiên Điền trước đây làm thông gia với dòng họ Trần ở Bắc Ninh. Cụ Nguyễn Nghiễm kết hôn với bà Trần Thị Tần rồi sinh ra cụ Nguyễn Du.

Hai người lấy nhau trong thời khó khăn nên hai họ không được gặp nhau. Chúng tôi đã kết nối và mới đây đưa được hai bên tới gặp nhau sau hàng trăm năm" - ông Nguyễn Hải Nam nói.

Hậu duệ đời 14 nhà văn Nguyễn Du nói gì về Truyện Kiều? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hải Nam tại không gian trưng bày Truyện Kiều ở Hội An - Ảnh: B.D.

Cũng theo ông Nam, ngoài giá trị văn chương, văn hóa thì sau hàng trăm năm gia tộc Nguyễn Tiên Điền cũng để lại một bia gia huấn nhắc nhở, răn dạy con cháu sống đúng đạo lý.

"Hiện con cháu dòng họ gia tộc Nguyễn Du có rất nhiều gia đình lưu giữ bia gia huấn này để nhắc nhở nhau" - ông Nam nói.

Để phát huy các giá trị Truyện Kiều và đóng góp lớn lao của đại thi hào Nguyễn Du, ông Nam cũng cho biết đang kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức các triển lãm về Truyện Kiều, về danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.

Các con cháu là những người thành đạt cũng tích cực tham gia các chương trình để chia sẻ giá trị tốt đẹp dòng họ mình tới công chúng.

Bảo tàng tư nhân "khủng" về Truyện Kiều

Tọa đàm với chủ đề "Truyện Kiều và đại thi hào Nguyễn Du trong văn hóa Việt" được CSO Gallery (229 Cửa Đại, Hội An) tổ chức. Đây là bảo tàng Truyện Kiều quy mô nhất trong nước và quốc tế, cũng là bảo tàng hiếm hoi được lập bởi tư nhân.

Ông Trần Hữu Tài, chủ CSO Gallery, cho biết ông đã dành cả cuộc đời sưu tầm các hiện vật liên quan đến Truyện Kiều. Năm 2023 ông mở bảo tàng chuyên đề Truyện Kiều ở Hội An. Tới nay bảo tàng đã thu hút đông du khách, học sinh, giới nghiên cứu.

Hiện bảo tàng trưng bày 10 bộ sưu tập độc đáo với 1.630 ấn phẩm và hơn 600 ấn phẩm được đăng tải trên báo chí, tạp chí, tranh ảnh…

Hậu duệ đời 14 gia tộc đại thi hào Nguyễn Du nói gì về truyện Kiều sau hơn 200 năm? - Ảnh 2.

Khách tham quan bảo tàng Truyện Kiều ở Hội An - Ảnh: B.D.

Nổi bật trong số này là ấn bản Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm và bản thảo; ấn bản Truyện Kiều cuối thế kỷ 19 và 20.

Ấn bản Truyện Kiều ngoại văn xuất bản tại 16 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Ý, Thụy Điển, Hy Lạp, Ba Lan, Hungary, Hàn Quốc, Nhật Bản, Syria…). Ấn bản bộ sưu tập Truyện Kiều của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ngoài ra còn có các bộ tranh Truyện Kiều, hiện vật Truyện Kiều (đá nghệ thuật, bình sứ, đĩa CD…), lịch Truyện Kiều, Truyện Kiều trong thời trang… được ghi nhận kỷ lục Việt Nam.

Bàn thảo chuyện tình Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương

Một nội dung quan trọng được bàn thảo sôi nổi trong hội thảo khoa học quốc gia Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân - Thi hào - Giá trị di sản ngày 15-12 tại Hà Nội là chuyện tình giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar