10/05/2022 17:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử ở Tháp Bà Ponagar

MINH CHIẾN
MINH CHIẾN

TTO - Trên mạng xã hội đang lan truyền một clip cảnh một thanh đồng nhảy múa trên nền nhạc điện tử tại Tháp Bà Ponagar (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Người đăng tải clip cho biết đã quay clip này chiều 5-5.

Hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử ở Tháp Bà Ponagar - Ảnh 1.

Nhóm hầu đồng nhảy múa ngay dưới chân Tháp Bà - Ảnh: THỤC NGHI

Hầu đồng luôn có chuẩn mực nhất định, quan trọng nhất là âm nhạc phải có trống, phách, đàn nhị… và không gian gồm phủ, điện thờ, lễ vật. Việc nhảy múa loạn xạ giữa không gian không phù hợp hay trên nền nhạc điện tử remix đó không phải là hầu đồng. Và những thành phần như vậy đã làm mọi người có cái nhìn không đẹp về hầu đồng, ảnh hưởng đến những người hầu đồng chân chính.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tứ Hải nói

Người đăng tải clip cho biết đã quay clip này, khi tham quan Tháp Bà Ponagar vào chiều 5-5, nhóm người hầu đồng này được giới thiệu từ Bắc Giang vào.

"Bản thân tôi khi thấy những người hầu đồng nhảy múa trước mặt tháp như thế này khá phản cảm, làm mất đi vẻ cổ kính, uy nghiêm của tháp Chăm, chưa kể đây là di tích lịch sử. Tôi thích những nhạc công, vũ nữ Chăm múa ở phía sau tháp hơn, họ trình diễn nghệ thuật và rất văn minh" - người đăng clip trên nói.

Có tạo điều kiện cho khách "trả lễ Mẫu"

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa - cho biết tại khu di tích Tháp Bà ngoài lễ hội Tháp Bà tổ chức từ ngày 20 đến 23-3 âm lịch hằng năm, thì ban quản lý di tích thỉnh thoảng "cũng tạo điều kiện" cho những đoàn khách đến dâng hương, hát chầu văn, chứ không phải thường xuyên hằng ngày.

Còn bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, trưởng Ban quản lý di tích Tháp Bà Ponagar, cho hay cách đây mấy ngày có đoàn khách từ ngoài Bắc đến để hát chầu văn, hầu đồng. Họ đã làm việc với ban quản lý trước đó.

"Năm nào cũng có mấy đoàn vô, họ có liên hệ xin ban quản lý để trả lễ Mẫu, ban quản lý cũng tạo điều kiện để họ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, đây là điểm du lịch, nên quy định âm thanh không sử dụng loa quá to, điện sẽ có người phục vụ cho họ, không phát lộc. Họ hầu đồng kiểu Bắc có trang sức, trang phục riêng, thời gian hầu từ 1-2 tiếng", bà Hằng nói.

Hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử ở Tháp Bà Ponagar - Ảnh 3.

Khu tiền đình của Tháp Bà được trưng dụng làm nơi lên đồng - Ảnh: THỤC NGHI

Người Kinh và người Chăm đều có tục thờ Mẫu

Về vấn đề này, ông Lê Văn Hoa - phó giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Khánh Hòa - cho hay Thiên Y A Na là vị nữ thần được phối thờ bởi người Kinh và người Chăm, vì vậy ngoài múa bóng của người Chăm còn có cả hầu đồng, múa bóng của người Kinh theo đạo Mẫu.

Tuy nhiên, ông Hoa khẳng định: "Việc múa dâng Mẫu có hẳn một quy định riêng. Hầu đồng, múa bóng chỉ trong ba ngày lễ, chứ ngày thường ai cho vô đó mà múa!".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tứ Hải - nguyên phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa - cho biết khi đến vùng đất Kauthara của người Chăm (Phú Yên - Khánh Hòa) người Kinh cần một vị nữ thần để phụng thờ và với quan niệm "vạn vật hữu linh".

Thánh mẫu Thiên Y A Na là kết quả của quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa Việt - Chăm. Người Việt đã dung nhận và biến nữ thần Pô Inư Nagar của người Chăm thành nữ thần Thiên Y A Na của người Việt.

Và cả người Kinh và người Chăm đều có tục thờ Mẫu. Nếu người Chăm có những cô gái, người phụ nữ múa bóng để dâng lên nữ thần, thì người Kinh cũng có hát chầu văn, hầu đồng, múa bóng từ miền Bắc mang vào để dâng lên Mẫu.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tứ Hải, hiện nay đã xuất hiện nhiều "đồng đểu", vì vật chất và vì thế hệ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã mất gốc văn hóa, trong đó có cả việc thiếu sự đầu tư, quản lý của cơ quan chức năng.

Hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử ở Tháp Bà Ponagar - Ảnh 4.

Thay vì một buổi hầu đồng đúng chất truyền thống thì đoàn hầu đồng này lại dùng nhạc điện tử - Ảnh: THỤC NGHI

Không được thực hành hầu đồng tại di tích

Ngày 12-2-2018, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động hầu đồng trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đến các sở văn hóa - thể thao và du lịch các tỉnh, thành phố. Cụ thể:

Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người thực hành về giá trị của di sản, qua đó khuyến cáo hạn chế việc sử dụng nhiều vàng mã và đồ lễ đặt tiền để chia, phát lộc trong lễ hầu đồng.

Ngăn chặn, xử lý hiện tượng lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng.

Trình UBND tỉnh/thành phố xem xét ban hành quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích, trong đó quy định rõ không gian và thời gian được thực hành hầu đồng tại di tích nhằm bảo đảm sự trang nghiêm và không gian phục vụ khách tham quan di tích.

20 người tụ tập hầu đồng giữa mùa dịch, bị phạt gần 150 triệu

TTO - Bất chấp lệnh tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu và các hoạt động tôn giáo, lễ hội, 20 người ở Phú Thọ vẫn tổ chức lễ hầu đồng và bị công an phát hiện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar