 |
Thủ nhang Thanh đồng Chu Thị Nhuận (Hưng Yên) hầu giá Đức Thánh Trần - Ảnh: Nguyễn Á |
Nghi lễ Lên đồng từ một tín ngưỡng bị quy kết là “mê tín dị đoan” nay đã được xã hội nhận thức và thay đổi.
Từ năm 2012, Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch tôn vinh nghi lễ Chầu văn là di sản phi vật thể quốc gia. Năm 2013 Thủ tướng chính phủ cho phép Bộ VH-TT-DL làm hồ sơ trình UNESCO tôn vinh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chúng ta hi vọng nếu không có gì thay đổi Đạo Mẫu và nghi lễ lên đồng sẽ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới thứ 11 của Việt Nam.
Những năm gần đây, nhiều cuộc liên hoan ở các tỉnh về đạo Mẫu và nghi lễ Lên đồng, một số đoàn thanh đồng và các nhà khoa học ra nước ngoài trình diễn nghi lễ Lên đồng như đi Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và được nhân dân các nước đón nhận như một sắc thái của văn hoá Việt Nam.
Nhờ vào lòng nhiệt tình, dũng cảm của nhiều thế hệ các nhà khoa học mà một trong những người đó đặc biệt là Giáo sư Ngô Đức Thịnh dấn thân đi vào nghiên cứu đạo Mẫu, phát hiện bản chất và các giá trị của tín ngưỡng, mang đến sự nhận thức mới mẻ của xã hội.
 |
Đồ trang sức cho các giá đồng |
 |
Nghệ nhân dân gian Thủ nhang Đền Cô Chín Suối Rồng Hoàng Văn Bổn (Hải Phòng) thưởng rượu trong giá Quan Tam |
 |
Trong một vấn hầu không thể thiếu các cung văn vì nếu không có cung văn thì sẽ không có hầu đồng |
 |
Nghệ nhân dân gian Ngô Thị Ngọc Bông thủ nhang Đền Trung Thiên Thủy Cảnh hầu giá Bà hỏa phong Thần nữ |
 |
Thanh đồng Nguyễn Đức Hiền (Hà Nội) hầu thánh giá Chầu Lục cùng các nhà nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian của Việt Nam và Hàn Quốc |
Bình luận hay