18/04/2022 09:14 GMT+7

Hàng Việt sao vẫn khó vào châu Âu?

TS HOÀNG XUÂN BÌNH (chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN  tại Ba Lan) - NGỌC HIỂN ghi
TS HOÀNG XUÂN BÌNH (chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Ba Lan) - NGỌC HIỂN ghi

TTO - Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc gặp khó, trong khi tại châu Âu nhiều sản phẩm của Việt Nam có nhu cầu cao. Việt Nam cần có cách làm khác để tăng hiện diện ở EU.

Hàng Việt sao vẫn khó vào châu Âu? - Ảnh 1.

Một lô nông sản Việt từ TP.HCM xuất sang châu Âu - Ảnh: N.LUẬN

Việt Nam đang có lợi thế với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Nếu không nhanh chóng cạnh tranh, vượt lên Thái Lan thì sau này sẽ khó còn cơ hội.

Cần có "một Việt Nam giữa châu Âu"

Chúng ta có nhiều cơ hội để xuất khẩu nhiều hơn nữa vào châu Âu, song dịch bệnh cho thấy còn nhiều điều cần được cải thiện. Đầu tiên là logistics. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện chúng ta không làm chủ được khâu này mà hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài cả trên biển lẫn hàng không, ngay cả hãng bay chuyên vận tải hàng hóa chúng ta cũng chẳng có.

Khâu logistics thiếu, giá đội lên quá cao, thời gian vận chuyển chậm, chi phí vận tải cao dẫn đến lợi thế về xuất khẩu nông sản chưa tận dụng được tối đa. Thuế giảm nhưng chi phí logistics tăng khiến sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh. Do đó, đã đến lúc Việt Nam nên tính đến phương án đóng gói đầu cuối tại châu Âu, tức là mở cơ sở đóng gói, lắp ráp, hoàn thiện... ngay tại đó.

Cách đây 20 năm, chúng ta đã sản xuất mì ăn liền ngay tại châu Âu thay vì mang sản phẩm hoàn thiện sang đây bán, giải quyết được bài toán vận chuyển hàng cồng kềnh. Vừa rồi ở đây rất khát nước dừa nhưng không thể vận chuyển do giá cước quá cao. Vậy chúng ta có thể mang nước cốt dừa sang đây pha chế, giúp chủ động thời gian giao hàng, giảm phí vận tải...

Hiện Trung Quốc đã đóng gói hàng dệt may tại châu Âu. Muốn mở được nhà máy như vậy, chúng ta phải có kế hoạch dài hơi để có chuyên gia, đào tạo người lao động, chuẩn bị các yếu tố về pháp lý, cơ sở hạ tầng... bằng cách kết hợp với Việt kiều.

Nếu làm được điều đó, chúng ta mở ra cơ hội lớn hơn nhiều để tận dụng lợi thế khi xuất khẩu vào châu Âu, cạnh tranh với Thái Lan về nông sản. Khi có cơ hội cần cạnh tranh quyết liệt, còn đến khi người ta cũng có lợi thế thì chúng ta khó có cửa.

Trước chúng ta chỉ chăm chăm bán buôn sang châu Âu... Cần có trung tâm bán lẻ ở Việt Nam để bán thẳng sang các nước, bán trực tiếp cho người tiêu dùng chứ không cần thông qua các công ty trung gian.

TS Hoàng Xuân Bình

Chú trọng bán lẻ bằng công nghệ

Thời hậu COVID-19, cách thức bán hàng và phân phối đã thay đổi, kinh doanh online lên ngôi. Chúng ta phải tổ chức từ khâu logistics, phân phối làm sao để ngồi ở Việt Nam vẫn bán được hàng sang châu Âu và ngược lại. Chuyện đó không khó lắm. 

Trước đây, chúng ta chỉ chăm chăm bán buôn sang châu Âu, bây giờ phải phải nghĩ cách để không chỉ bán buôn mà còn bán lẻ. Tức là cần có trung tâm bán lẻ ở Việt Nam để bán thẳng sang các nước, bán trực tiếp cho người tiêu dùng chứ không cần thông qua các công ty trung gian vì họ "ăn" quá nhiều. Đó cũng là con đường để chúng ta đi tắt đón đầu về công nghệ phân phối.

Triển vọng sản phẩm Việt vào châu Âu tập trung vào nông nghiệp, thủy sản, hoa quả, đồ uống... đặc biệt là các sản phẩm sấy khô. Do đó, chúng ta cần tập trung đem sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, đừng đi theo lối mòn bán các sản phẩm thô như hạt tiêu, hạt điều, tôm, cá... qua các công ty khác để họ lấy vừa thương hiệu vừa giá trị.

Để vào siêu thị cực kỳ khó, các doanh nghiệp lớn mới làm được, nhỏ khó có cửa. Vậy cánh cửa rộng hơn đó chính là bán online, vừa có thị trường vừa được giá. 

Thực ra, bản thân các doanh nghiệp rất khó để làm được mà cần có sự trợ lực từ chính sách. Sự nỗ lực đều mang lại hiệu quả, ví như gạo Việt vừa qua đạt nhiều giải thưởng thì sức mua đã tăng lên. Trong khi đó, chúng ta xuất khẩu tiêu, cà phê, hạt điều nhiều... Do đó, câu chuyện quảng bá phải lên tầm quốc gia mới tốt được.

Hãy tính đưa nhà máy sang châu Âu

Hiện nay một số sản phẩm nông sản đông lạnh, sấy khô của Việt Nam đang được người châu Âu rất chuộng vì họ quan tâm nhiều đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Do đó, khi có một khu công nghiệp nhỏ cho các nhà máy Việt Nam sang đây lắp ráp, pha chế, sản xuất đầu cuối, đóng gói... thì chúng ta sẽ có một "Việt Nam ngay tại châu Âu" để người ta đến xem, tìm hiểu, đặt hàng, cấp chứng chỉ...

Chất lượng hàng Việt phải tiệm cận hơn với hàng hóa quốc tế

TTO - Sau một năm bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022 được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 520 doanh nghiệp, gần 100 khách mời trung ương và các tỉnh, thành.

TS HOÀNG XUÂN BÌNH (chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Ba Lan) - NGỌC HIỂN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar