17/01/2024 17:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hai mảng kiến tạo va chạm, chuyện gì xảy ra với Tây Tạng?

Mảng kiến tạo Ấn Độ sẽ bị bong ra làm hai khi nó trượt dưới mảng Á - Âu và xé Tây Tạng ra làm đôi, theo các nhà nghiên cứu.

Dãy núi cao nhất thế giới Himalaya - Ảnh: LIVE SCIENCE

Dãy núi cao nhất thế giới Himalaya - Ảnh: LIVE SCIENCE

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ, địa chất bên dưới dãy núi cao nhất thế giới Himalaya ở Tây Tạng có thể phức tạp hơn những gì người ta biết trước đây.

Hai mảng kiến tạo quyết định "số phận" Tây Tạng

Dãy Himalaya ngày càng mở rộng do hai mảng kiến tạo lục địa là mảng Ấn Độ và mảng Á - Âu đang va chạm nhau bên dưới dãy núi khổng lồ này.

Trong trường hợp các mảng đại dương và lục địa va chạm nhau, mảng đại dương đậm đặc hơn sẽ trượt bên dưới mảng lục địa nhẹ hơn trong một quá trình gọi là hút chìm.

Tuy nhiên, khi hai mảng lục địa dày đặc tương tự va chạm nhau - như trường hợp bên dưới dãy Himalaya - không đơn giản để dự đoán mảng nào sẽ nằm dưới mảng kia và các nhà địa chất vẫn không chắc chắn chính xác chuyện gì đang xảy ra ở Tây Tạng.

Một số ý kiến cho rằng phần lớn mảng Ấn Độ có thể chỉ trượt bên dưới mảng Á - Âu mà không lặn sâu vào lớp phủ. Nhưng những người khác tin những phần sâu hơn của mảng Ấn Độ đang bị hút chìm, trong khi những phần phía trên đang cố bám chặt vào phần lớn Tây Tạng.

Nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời có thể là cả hai cách giải thích này. Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy mảng Ấn Độ đang hút chìm, nhưng nó bị cong vênh và nứt vỡ khi nửa trên bị bong tróc ra.

Mảng kiến tạo bị nứt vỡ

Để có được bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra bên dưới Tây Tạng, các nhà nghiên cứu đã điều tra sóng động đất truyền qua lớp vỏ tại khu vực nơi hai mảng va chạm nhau.

Họ đã tái tạo hình ảnh từ những sóng này, cho thấy chúng trông như những vết rách trên phiến vỏ của mảng Ấn Độ. Tạp chí Science Magazine đưa tin ở một số nơi, đáy của mảng Ấn Độ sâu tới 200km. Ở những nơi khác, nó chỉ cách đáy mảng 100km, cho thấy một số mảng đã bị nứt vỡ.

Nghiên cứu trước đây, được xuất bản vào năm 2022 trên tạp chí PNAS, cũng cho thấy có các "biến thể" của khí heli sủi bọt từ các suối địa nhiệt trong khu vực.

Một đồng vị của helium, gọi là helium-3, được tìm thấy trong đá của lớp phủ, trong khi helium với nồng độ thấp hơn helium-3 có khả năng đến từ lớp vỏ.

Bằng cách lập bản đồ các đồng vị của khí heli qua nhiều dòng suối, các nhà nghiên cứu đã tìm ra ranh giới nơi hai mảng hiện gặp nhau ở phía bắc dãy Himalaya. 

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này phù hợp với kết quả điều tra sóng động đất gợi ý về một mảng kiến tạo bị bong ra và nứt vỡ

Theo Science Magazine, nghiên cứu mới cũng chỉ ra những khu vực có nguy cơ động đất dọc theo ranh giới mảng kiến tạo, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ về việc nứt vỡ và cong vênh sâu bên trong lớp vỏ, dẫn đến sự tích tụ áp lực trên bề mặt Trái đất như thế nào.

Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng trên dãy Himalaya nguy cơ sụp đổ

TTO - Trong những thập kỷ gần đây, băng vĩnh cửu trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng thuộc dãy Himalaya đã tan với tốc độ cao gấp đôi trung bình toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định cơ sở hạ tầng cao nguyên này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar