30/06/2013 09:01 GMT+7

Hai câu chuyện ở tòa

 HOÀNG ĐIỆP
 HOÀNG ĐIỆP

TT - Hai phiên tòa mà tôi được dự với tư cách phóng viên đưa tin đã có hai cách ứng xử khác nhau của những phóng viên đến dự.

Giá như trong phiên xét xử Mỹ Xuân cũng giống như phiên tòa xử Nguyễn Thị Lệ thì có lẽ những tấm hình của em gái Mỹ Xuân hay tên những người bán dâm không được đăng tràn lan và công khai trên báo, gây bức xúc cho nhiều bạn đọc.

1- Ngày 9-4-2012, tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội, tôi vẫn còn nhớ nguyên đôi tay của bị cáo Nguyễn Thị Lệ trong chiếc còng số 8. Lệ là người phụ nữ vì muốn được gia đình nhà chồng chấp nhận mà đã trà trộn vào Bệnh viện Phụ sản trung ương để bắt cóc một em bé sơ sinh rồi mang về nhà chồng nói rằng đây là con do mình sinh nở. Phòng xét xử Nguyễn Thị Lệ hôm ấy rất nhỏ, gia đình bị hại đi hẳn một ôtô lên nhưng chỉ một số người được vào, và họ cũng đã có những phát biểu chia sẻ với bị cáo. Ngoài ra, phiên tòa cũng thu hút đông đảo sự có mặt của báo chí. Trong suốt buổi xét xử, bị cáo Lệ luôn cúi đầu và khóc.

Giờ nghị án, nhiều phóng viên ảnh đến sát Lệ để mong chụp cho được gương mặt của bị cáo. Nhìn sự hoảng hốt của Lệ trước “rừng” máy ảnh, một vị trong hội đồng xét xử trước khi bước vào phòng nghị án đã nói: Bản án vẫn chưa có hiệu lực, mà ví như có hiệu lực thì thi hành án vài năm xong người ta vẫn là công dân. Có cần thiết phải chụp tận mặt như thế không? Thế là những phóng viên ảnh đã dừng tay lại.

2- Ngày 27-6-2013, Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử bị cáo là hoa hậu Mỹ Xuân với tội danh môi giới bán dâm. Phiên xét xử thu hút đông đảo giới truyền thông, trong đó có nhiều nhà báo, và cũng có nhiều người tự xưng là nhà báo mà sau đó tường thuật lên mạng những thuật ngữ ngô nghê như là “bồi thẩm đoàn” chẳng hạn, khiến không ít người phì cười. Thậm chí có nhiều anh chàng nhuộm tóc xanh tóc đỏ thường xuất hiện ở các sự kiện giới showbiz để đưa tin. Chẳng qua, người ta bâu đến vì một số bị cáo hôm nay từng là người của thế giới showbiz.

Mỏng mảnh và yếu đuối, mẹ và em gái Mỹ Xuân dắt nhau vào khi phiên xét xử được bắt đầu. Tôi nhận ra bà bởi những giọt nước mắt sau lời khai của Mỹ Xuân, khi phiên tòa đã diễn ra được quá một nửa thời gian. Nghe bà chia sẻ vài điều về con gái và không ít lần tôi phải nắm lấy đôi bàn tay mỏng mảnh của đứa con gái út bé bỏng của bà khi nước mắt em không ngừng tuôn. Khi cánh báo chí phát hiện hai người, mẹ con bà rúm vào nhau. Tôi nói với những người đang chĩa máy ảnh vào bà: Họ là thân nhân của bị cáo, chẳng có tội gì, phải đến đây hôm nay là đau lòng lắm rồi, chụp ảnh khi họ bối rối thế này làm gì nữa? Một vài tay máy khựng lại, và hạ xuống, nhưng cũng có vài tay máy vẫn bất chấp. Một tay máy hất hàm hỏi tôi: Cô là ai? Thế nào với bị cáo? Vừa hỏi anh ta vừa bấm máy. Lúc ấy, luật sư Cổ Hiệp, người bào chữa cho Mỹ Xuân, đã tìm cách đưa hai mẹ con bà ra ngoài tránh những ống kính máy ảnh.

Ngay buổi chiều hôm đó, một số trang mạng đã đưa ảnh tôi lên và chú thích: Người thân của bị cáo Mỹ Xuân hồi hộp chờ tuyên án!

-----------------------------------

* Tin bài liên quan:

 HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar