29/07/2020 19:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội yêu cầu xét nghiệm tất cả người đi Đà Nẵng từ ngày 8-7

B.NGỌC - X.LONG
B.NGỌC - X.LONG

TTO - Ông Nguyễn Đức Chung - chủ tịch UBND TP Hà Nội - thông báo xét nghiệm tất cả người đi Đà Nẵng từ ngày 8-7 đến nay, trong phiên họp giao ban thứ 44 về công tác phòng chống dịch COVID-19 cuối ngày 29-7.

Hà Nội yêu cầu xét nghiệm tất cả người đi Đà Nẵng từ ngày 8-7 - Ảnh 1.

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin tại phiên họp 44 về công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh: XUÂN LONG

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố đã thống nhất rà soát toàn bộ người có mặt tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế và miền Trung vừa trở về Hà Nội trong thời gian qua. 

Những người có mặt ở 8 địa điểm, trong đó có 3 bệnh viện, nơi ở của bệnh nhân COVID-19 đều được xét nghiệm.

Theo chủ tịch TP Hà Nội, đến cuối chiều 29-7, thành phố xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là bệnh nhân N.T.H., đi nghỉ cùng 29 thành viên gia đình tại Đà Nẵng. Bệnh nhân này trước đó không có tín hiệu liên quan các quận khả nghi, từ ngày 21 đến 22-7, bệnh nhân có biểu hiện sốt.

Còn lại là bệnh nhân 76 tuổi nghi nhiễm COVID-19, trú tại 466 Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, cũng vào Đà Nẵng chơi, sau đó đến khám Bệnh viện C Đà Nẵng, đến sáng 29-7 đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 xét nghiệm, kết quả dương tính với COVID-19.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, trong 2 ca này, có 1 ca dính dáng Bệnh viện C Đà Nẵng, ca còn lại không dính dáng 3 bệnh viện tại Đà Nẵng, cho thấy diễn biến dịch hết sức phức tạp.

Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị báo chí đưa tin để tất cả ai đi du lịch Đà Nẵng từ ngày 8-7 đến nay đều phải đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Hà Nội yêu cầu xét nghiệm tất cả người đi Đà Nẵng từ ngày 8-7 - Ảnh 2.

Lực lượng phòng chống dịch Hà Nội đã phun khử khuẩn nhà hàng pizza - nơi bệnh nhân N.T.H. làm việc - Ảnh: XUÂN LONG

Điều đáng lưu ý, trong những ngày qua có hàng chục ngàn người Hà Nội đã đi du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, trong đó có nhiều người qua kiểm tra nhanh ban đầu có biểu hiện ho sốt, tức ngực.

Theo rà soát của các cơ quan chức năng TP Hà Nội, số người đi Đà Nẵng, Quảng Ngãi từ ngày 8-7 đến nay tại quận Cầu Giấy có 1.340 người, quận Nam Từ Liêm là 1.777 người, quận Thanh Xuân 1.081 người, quận Long Biên 1.081 người, quận Ba Đình 915 người...

Tại nơi làm việc của bệnh nhân N.T.H. là quán pizza số 106 Trần Thái Tông, ông Bùi Tuấn Anh - chủ tịch UBND quận Cầu Giấy - cho biết lực lượng phòng chống dịch của quận đã phun khử khuẩn tại quán pizza, lấy mẫu xét nghiệm xử lý nhanh 22 người F1 có mặt tại quán. 

Với 5 trường hợp không có mặt, cơ quan chức năng đã gửi thông tin đến nơi cư trú để tiếp tục xét nghiệm.

Qua đó, phát hiện 3 người có biểu hiện ho, đau họng được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hà Đông điều trị, 19 trường hợp còn lại cách ly tại Bệnh viện Công an thành phố.

Về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ông Ngô Văn Quý - phó chủ tịch TP Hà Nội - cho biết 2 ca dương tính trên địa bàn Hà Nội là 2 ca xâm nhập từ ngoài vào chứ không phải ca nhiễm xuất phát từ cộng đồng, vì vậy thành phố sẽ áp dụng mức 3 trong phòng chống dịch theo chỉ thị 19 của Thủ tướng, theo đó thành phố sẽ dừng tất cả các hoạt động tôn giáo, lễ hội trên địa bàn.

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết qua rà soát sơ bộ, đến nay trên địa bàn thành phố có 21.063 người đi du lịch tại Đà Nẵng thời gian qua, trong đó có 87 trường hợp sốt ho, khó thở.

Đối với bệnh nhân N.T.H. tại Mễ Trì, sau 8 giờ, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã xác định được 83 trường hợp F1, 310 trường hợp F2 liên quan.

Hà Nội là thành phố nguy cơ cao nên sẽ khởi động lại toàn bộ ban chỉ đạo từ cấp thành phố đến cấp phường, xã, thôn như giai đoạn 1 chống dịch.

Hiện CDC Hà Nội còn 80.000 mẫu xét nghiệm nhanh, thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra, xét nghiệm với 21.063 mẫu trong 4 ngày tới. Trường hợp kiểm tra nhanh có dương tính sẽ lấy mẫu xét nghiệm. Với F1, thực hiện xét nghiệm ngay lập tức và đưa đi cách ly.

Từ nay đến ngày 12-8 là cao điểm phòng chống dịch của TP Hà Nội, nếu từ nay đến đó không có ca nhiễm mới nào là khá yên tâm.

Các cơ quan đơn vị phải có nước khử khuẩn, người dân ra đường phải đeo khẩu trang.

Hà Nội tổng rà soát, phát hiện người nhập cảnh trái phép

TTO - Nhận định Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành phải coi phòng chống dịch là nhiệm vụ cấp bách lúc này, đồng thời tuyên truyền người dân không quá lo lắng, nhưng cũng không lơ là, chủ quan.

B.NGỌC - X.LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar