21/09/2021 19:22 GMT+7

Hà Nội phối hợp kiểm tra, xử lý người tự xưng 'Ngọc hoàng đại đế' trấn yểm COVID-19

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội Phạm Tiến Dũng cho biết cơ quan này đang phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật với trường hợp ‘thầy Long’ tự xưng 'Ngọc hoàng đại đế', xúc phạm tới Đức thánh Trần Hưng Đạo.

Hà Nội phối hợp kiểm tra, xử lý người tự xưng Ngọc hoàng đại đế trấn yểm COVID-19 - Ảnh 1.

TS Phạm Tiến Dũng - trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội - nói những tuyên truyền mê tín dị đoan, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo cần phải loại bỏ vì một xã hội văn minh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật - Ảnh: NVCC

Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều 21-9, trưởng Ban Tôn giáo TP Hà Nội Phạm Tiến Dũng cho biết đã nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn về những người có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có ông Lương Gia Long đang được dư luận rất quan tâm.

Nhân vật Lương Gia Long có tên trên căn cước công dân là Lương Chính Khang, sinh năm 1979. Người này đang cư trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), được xác định là chủ các tài khoản YouTube "Thầy Long 0984133133", tài khoản Facebook và Tik Tok "Luong Gia Long".

Ban Tôn giáo TP Hà Nội đã ghi nhận phản ảnh của dư luận thời gian qua trong các clip đăng tải, Lương Gia Long bịa đặt về khả năng của bản thân, có những phát ngôn, hành động xúc phạm, phỉ báng tín ngưỡng thờ Mẫu, xúc phạm anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Ông Dũng nhận định những năm gần đây hoạt động tâm linh, tín ngưỡng đã phát triển đa dạng trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội… Điều này giúp người dân có điều kiện tiếp thu kiến thức về tâm linh, tín ngưỡng từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau, giúp họ chuẩn bị hành trang cho việc tu dưỡng bản thân, sống tốt đời đẹp đạo.

Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng sự tiện lợi và "tự do" của mạng xã hội, tự xưng là "thầy" nhằm truyền bá mê tín dị đoan để trục lợi tâm linh.

"Điều này là không thể chấp nhận được, cần phải loại bỏ vì một xã hội văn minh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật", ông Dũng nói.

Với vụ việc cụ thể của Lương Gia Long, Ban Tôn giáo TP Hà Nội nhận định đây không còn là hành động vô văn hóa, mà có dấu hiệu vi phạm theo điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định các hành vi nghiêm cấm nhiều nội dung, trong đó có nội dung cấm xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Liên quan đến vụ việc này, nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh - phó chủ nhiệm Trung tâm Bảo tồn đạo Mẫu Việt Nam, người đã làm đơn tố cáo các hành vi xúc phạm đạo Mẫu của "thầy Long" gửi tới Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Cơ quan an ninh văn hóa của Bộ Công an và các cơ quan báo chí - cho biết ngày 21-9, ông đã có buổi làm việc với thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội về những thông tin liên quan tới "thầy Long" mà ông đã phản ánh tới nhiều cơ quan.

luong gia long 5

"Thầy Long" trong một clip tuyên bố sẽ "đối diện" với báo chí, chính quyền và anti-fan - Ảnh: T.ĐIỂU chụp màn hình

Không quan hệ với hàng xóm, không hợp tác với chính quyền

Đại diện phường Xuân Đỉnh cho biết ông Lương Chính Khang (Lương Gia Long) cùng vợ và 2 con thường trú tại tổ 4, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2017.

Ông này không quan hệ với hàng xóm xung quanh, thường không hợp tác với chính quyền, vừa rồi còn chống đối, gây xích mích, cự cãi với chốt phòng dịch đầu phố.

Hiện ông này chưa có mặt tại nhà ở Hà Nội.

Trước đó, chiều 18-9, vài giờ sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online, 'thầy Long' đăng clip tuyên bố không vào TP.HCM trấn yểm COVID-19, từ nay không làm việc tâm linh, không làm clip nào nữa.

Tuy nhiên, vài tiếng sau đó, "thầy Long" lại đăng tải clip "xin lỗi" vì trong lúc "yếu lòng" đã tuyên bố không làm việc tâm linh, không vào Sài Gòn trấn yểm. Ông cho biết sẽ tiếp tục "trọng trách" giúp chống dịch COVID-19. Trong clip này ông cũng "thanh minh" không phải mình việc trấn âm phần của ông chống được dịch mà phải kết hợp với các biện pháp của chính quyền.

Vài ngày liên tiếp sau đó, "thầy Long" liên tục đăng các clip khoe đã đi qua nhiều tỉnh phía Nam trấn âm phần để đưa dịch COVID-19 về mức thấp nhất có thể, trước khi về TP.HCM để "gặp" chính quyền thành phố thuyết phục việc cho bốc lại bát hướng trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở quận 1 để vị tướng này "trấn âm phần", bảo vệ thành phố khỏi nạn dịch.

Nhưng ông Long chưa kịp thực hiện kế hoạch này, lại tuyên bố trở về để "đối diện" với chính quyền, với anti-fan và báo chí những ngày qua đã đưa tin về ông, với những lời lẽ đầy thách thức. "Thầy Long" khẳng định chỉ có luật nhân quả mới xử lý được ông chứ không phải là pháp luật.

Tự xưng là 'Ngọc Hoàng đại đế', giúp trăm họ chống COVID-19 bằng… trấn yểm?

TTO - Tài khoản YouTube ‘Thầy Long 0984…’ gần đây đăng nhiều clip tuyên bố mình là 'Ngọc hoàng đại đế', người đang quản lý thiên giới - đã và đang đi xuyên Việt từ Hà Nội tới TP.HCM trấn yểm để chống lại dịch COVID-19, khiến dư luận bất bình.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Hai thông tin về Mỹ, Nga và Ấn Độ gây chú ý giữa lúc căng thẳng toàn cầu leo thang và động thái các cường quốc được theo dõi sát.

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar