22/07/2016 00:01 GMT+7

Hà Nội có trà đá, Thành Nam có trà hòm

NAM TRẦN
NAM TRẦN

TTO - Nếu như Hà Nội có trà đá vỉa hè, Sài Gòn có cà phê bệt trở thành nét văn hoá vỉa hè bình dân thì ở mảnh đất Nam Định lại có thứ “đặc sản” với tên gọi rất lạ... trà hòm.

Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦN

 Nó là một phần thành Nam xưa, gắn liền với lịch sử nhà máy dệt Nam Định và những ký ức tự hào một thời của một nhà máy dệt từng lớn nhất Đông Dương.

Khác với những quán trà đá vỉa hè của Hà Nội sầm uất, trà hòm của những con người thành Nam bên nhà máy dệt này rất đặc biệt, từ nơi bán cho tới hình thức pha chế và cả không gian thưởng thức của người bán, người mua.

Gọi là trà hòm bởi dụng cụ để bán trà là một chiếc hòm gỗ cũ kỹ có tuổi thọ lên tới vài chục năm. Nó được bán bởi những người đã gắn bó với nhà máy dệt, có thể là cô công nhân kỹ sư, anh công nhân nhà máy hoặc là người dân gắn bó với nơi đây.

Những người bán trà hòm hiện nay cạnh nhà máy dệt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trà hòm dần mất đi nhưng dường như nó sẽ sống mãi trong kí ức người thành Nam. Nó giờ đây là hương vị quê hương, là tuổi trẻ của bao người

Những người bán nước trà cho biết ngày trước quán trà được bán theo ca của những công nhân nhà máy dệt nhưng hiện nay trà được bán cả ngày và đông nhất khách thường là sáng sớm và chiều muộn - Ảnh: NAM TRẦN
Trà ở đây không phải trà giải khát, trà ở đây là là trà gặp gỡ, trà chờ đợi, trà giải lao nên hầu hết là trà nóng. Theo những người bán thì những ngày trước chỉ có bán trà nóng - Ảnh: NAM TRẦN
Trà được bỏ và pha trực tiếp trong những phích lớn như này, điều đặc biệt là nắp phích lại được làm bằng xơ quả mướp khô - Ảnh: NAM TRẦN
Ông Doãn, 72 tuổi cùng chiếc thùng đồ bán trà và chiếc xe đạp cũ. Ông bán trà cạnh nhà máy dệt Nam Định hơn 27 năm nay - Ảnh: NAM TRẦN
Chiếc hòm như này có tuổi đời lên tới gần 30 năm. Nó được làm bằng gỗ có hai tầng, là vật để đựng những cốc, chén, những bao thuốc là, bật lửa đã trở thành “kỷ vật” đặc biệt gắn liền với những người bán nước trà bên nhà máy dệt hay những người bán trà trên tàu lửa - Ảnh: NAM TRẦN
Bà Liên “béo”, 59 tuổi là một trong những người phụ nữ bán trà ở đây 11 năm, trước đây bà cũng là một trong những công nhân kỹ thuật của nhà máy - Ảnh: NAM TRẦN
Hiện nay, nhiều người thích uống trà loãng với đá nên trà hòm không chỉ còn chỉ trà nóng nữa và mỗi cốc trà có giá từ một đến hai ngàn đồng - Ảnh: NAM TRẦN
Nhà máy dệt hiện nay đang bị phá dỡ, hình ảnh trên đồng tiền hai ngàn đồng này cũng là một trong ký ức còn lại của những người bán và người uống trà nơi đây - Ảnh: NAM TRẦN
Những người bán trà hòm hiện nay cạnh nhà máy dệt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trà hòm dần mất đi nhưng dường như nó sẽ sống mãi trong kí ức người thành Nam. Nó giờ đây là hương vị quê hương, là tuổi trẻ của bao người - Ảnh: NAM TRẦN

NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar