06/05/2025 05:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Greenland và những lựa chọn 'hợp pháp' của Mỹ

Ông Trump nhấn mạnh rằng Mỹ 'rất cần Greenland vì lý do an ninh' nhưng điều đó có đủ sức biện minh cho những lựa chọn gây tranh cãi với vùng lãnh thổ này?

Greenland - Ảnh 1.

Từ chỗ là một trò đùa trong nhiệm kỳ đầu tiên, ý định kiểm soát Greenland giờ dường như đã trở thành ưu tiên nghiêm túc trong chính sách đối ngoại của Washington - Ảnh: FAST COMPANY

Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng Mỹ sử dụng vũ lực với Greenland nhưng nhấn mạnh rằng "chưa có gì chắc chắn". Trong khi đó phong trào độc lập ở Greenland và các quy định công pháp quốc tế lại khiến mọi kịch bản trở nên phức tạp hơn.

Công pháp quốc tế

Trong chương trình của truyền hình NBC phát sóng ngày 4-5, khi được hỏi về khả năng dùng vũ lực để kiểm soát Greenland, Tổng thống Trump trả lời nước đôi: "Không loại trừ, tôi cũng không nói sẽ làm vậy nhưng không loại trừ bất cứ điều gì. Với Greenland thì không".

"Chúng ta rất cần Greenland. Nơi đó rất ít người, chúng ta sẽ chăm sóc họ, trân trọng họ và mọi thứ nhưng chúng ta cần nơi đó cho an ninh quốc tế", ông nói thêm.

Từ chỗ là một trò đùa trong nhiệm kỳ đầu tiên, ý định kiểm soát Greenland giờ dường như đã trở thành ưu tiên nghiêm túc trong chính sách đối ngoại của Washington.

Tuy nhiên nếu thực sự sử dụng vũ lực để giành Greenland, Mỹ sẽ vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc - văn kiện mà chính họ là một bên ký kết.

Về mặt pháp lý, các hành động như "phát hiện", "chiếm giữ", "chinh phạt", "nhượng" hay "sáp nhập" từng là cách thức phổ biến trong thời kỳ thuộc địa. Nhưng hiện nay hầu hết các khái niệm này không còn phù hợp với luật quốc tế hiện đại.

Giáo sư Jure Vidmar, chuyên gia công pháp quốc tế tại Đại học Maastricht (Hà Lan), nhận định việc nhượng lại lãnh thổ vẫn có thể hợp pháp trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên điều đó chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện thông qua một hiệp ước chính thức, trong thời bình và không có yếu tố ép buộc.

Đặc biệt bất kỳ sự thay đổi chủ quyền nào cũng không thể vi phạm quyền tự quyết của cư dân trên lãnh thổ đó.

Trong trường hợp của Greenland, mọi thứ lại trở nên phức tạp hơn.

Sau Thế chiến 2, hòn đảo này - hiện là vùng lãnh thổ của Đan Mạch - đã được trao quyền tự trị vào năm 1978 và tiếp tục mở rộng mức độ tự quản vào năm 2009 với Đạo luật Tự trị mới. Tuy vậy Copenhagen vẫn giữ quyền kiểm soát các vấn đề quốc phòng và an ninh.

Phong trào đòi độc lập ở Greenland ngày càng gia tăng và một tương lai độc lập hoàn toàn là điều không thể loại trừ. Một khi được độc lập, chính quyền Greenland có thể chọn một hình thức "liên kết" nào đó với Mỹ mà không cần tới hành động cưỡng ép hay vi phạm luật quốc tế.

Tư duy lỗi thời

Trên thực tế, nước Mỹ hiện có năm cách phân loại khác nhau cho các vùng lãnh thổ không phải tiểu bang hay khu vực liên bang. Đó là lãnh thổ tích hợp (incorporated), không tích hợp (unincorporated), có tổ chức (organised), chưa tổ chức (unorganised) và quy chế Thịnh vượng chung (Commonwealth).

Mỗi loại đi kèm với các quyền hạn và giới hạn pháp lý khác nhau.

Ngoài ra Mỹ cũng có "Hiệp ước liên kết tự do" (Compact of Free Association) với ba quốc gia ở Thái Bình Dương: Liên bang Micronesia, Cộng hòa Quần đảo Marshall và Palau. Các quốc gia này vừa độc lập vừa là thành viên Liên hợp quốc nhưng lại giao quyền quốc phòng và một phần đối ngoại cho Washington.

Đây có thể là mô hình mà Mỹ nhắm tới nếu Greenland độc lập và có ý định tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ.

Nhưng câu chuyện Greenland không chỉ là vấn đề mô hình pháp lý. Trong một thế giới đang chứng kiến xu thế chia tách thay vì sáp nhập, những nỗ lực "mua thêm lãnh thổ" không còn dễ dàng.

Năm 1917, Mỹ từng mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch với giá 25 triệu USD - thương vụ mua lãnh thổ đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ tính theo giá mét vuông. Nhưng đó là hơn một thế kỷ trước.

Ngày nay số lượng quốc gia có chủ quyền đã gần 200 so với chỉ khoảng 60 nước hồi đầu thế kỷ 20.

Động lực chính cho sự gia tăng này là làn sóng chủ nghĩa dân tộc và khát vọng tự trị. Những cộng đồng từng có lịch sử tự quản hoặc độc lập luôn mong muốn giành lại quyền kiểm soát vận mệnh của mình.

Greenland không nằm ngoài xu thế đó. Trong cuộc bầu cử giữa tháng 3 năm nay, Đảng Qulleq - được xem là thân Mỹ nhất - thậm chí không giành nổi một ghế trong nghị viện vùng lãnh thổ.

Ngược lại tất cả các đảng lớn ở Greenland đều thể hiện quan điểm kiên quyết phản đối bất kỳ ý định sáp nhập nào vào Mỹ.

Chuyến thăm Greenland hồi cuối tháng 3 của Phó tổng thống Mỹ J. D. Vance cũng không thành công như kỳ vọng. Kế hoạch gặp gỡ những người dân ủng hộ Mỹ bị hủy bỏ do "không tìm được ai".

Mỹ hiện có một căn cứ quân sự lớn tại Greenland từ năm 1943, đóng vai trò chiến lược ở vùng Bắc Cực. Việc kiểm soát trực tiếp Greenland không nhất thiết mang lại lợi thế vượt trội khi Washington đã có sẵn hiện diện quân sự tại đây.

Greenland cũng đang mở cửa đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực khai khoáng và năng lượng.

Chính phủ Đan Mạch từng tuyên bố sẵn sàng cho phép Mỹ mở rộng căn cứ nếu cần, cho thấy tiềm năng hợp tác mà không cần thay đổi chủ quyền.

Ông Trump không loại trừ việc dùng vũ lực để kiểm soát Greenland

Ông Trump để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực quân sự để kiểm soát Greenland, trong khi nói ông sẽ trao đổi với Thủ tướng Canada Mark Carney về việc biến nước này thành bang 51 của Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar