11/04/2025 13:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kế hoạch lấy Greenland của ông Trump: Dùng truyền thông và tiền để thuyết phục

Chính quyền Mỹ chính thức lên kế hoạch "sở hữu" Greenland: thuyết phục chứ không xâm lược, bằng cách dùng truyền thông, tiền bạc để thuyết phục người dân Greenland gia nhập Mỹ.

greenland - Ảnh 1.

Giới chức Đan Mạch và người dân tức giận trước lời tuyên bố thâu tóm Greenland của chính quyền ông Trump - Ảnh: REUTERS

Theo tờ New York Times ngày 11-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức theo đuổi kế hoạch mua Greenland. Hiện Nhà Trắng đang thúc đẩy một kế hoạch toàn diện nhằm mua lại hòn đảo Bắc Cực này từ Đan Mạch bằng cách vận động chính trị, truyền thông và cả các đề xuất tài chính hấp dẫn.

Kế hoạch được đưa ra khi Greenland dần trở thành một nơi có giá trị kinh tế và chiến lược cao trong bối cảnh băng tan do biến đổi khí hậu, mở ra tuyến hàng hải và tài nguyên mới.

Mỹ thuyết phục người Greenland gia nhập thay vì ép buộc

Trước đó, ông Trump nhiều lần ám chỉ khả năng sử dụng vũ lực để thâu tóm Greenland, nhưng một quan chức Mỹ cho biết kế hoạch hiện tại không bao gồm biện pháp quân sự.

Thay vào đó, chính sách nhấn mạnh việc thuyết phục hơn là ép buộc. Chính quyền Mỹ sẽ triển khai chiến dịch truyền thông và hứa hẹn kinh tế nhằm thuyết phục khoảng 57.000 cư dân Greenland gia nhập Mỹ.

Một trong những đề xuất được đưa ra là thay thế khoản viện trợ hằng năm 600 triệu USD của Đan Mạch bằng trợ cấp 10.000 USD/năm cho mỗi công dân Greenland nếu họ đồng ý gia nhập Mỹ.

Ông Trump và các cố vấn cũng nhấn mạnh Đan Mạch đã "quản lý kém" hòn đảo, rằng chỉ có Mỹ mới đủ tiềm lực để bảo vệ Greenland khỏi Trung Quốc và Nga, giúp người Greenland "trở nên giàu có" nhờ khai thác tài nguyên thiên nhiên quý giá trên đảo như đất hiếm, vàng, uranium, dầu mỏ.

Ngoài ra chiến lược mới cũng nhấn mạnh mối liên hệ văn hóa giữa người Inuit ở Greenland và cộng đồng Inuit bản địa tại bang Alaska. Giới chức Mỹ tin rằng việc nhấn mạnh nguồn gốc chung này có thể giúp tạo sự đồng cảm và cảm giác gắn kết giữa Greenland và Mỹ.

Người Inuit ở Greenland là hậu duệ của các cộng đồng di cư từ bang Alaska hàng trăm năm trước, ngôn ngữ chính thức của họ cũng bắt nguồn từ các phương ngữ Inuit ở bắc Canada.

Phó tổng thống Mỹ JD Vance mới đây cũng đến thăm căn cứ quân sự Mỹ tại Greenland, bày tỏ hy vọng người dân hòn đảo sẽ "chọn độc lập khỏi Đan Mạch, sau đó đàm phán với Mỹ".

Giới chức Đan Mạch phẫn nộ

Tuy nhiên người dân Greenland chưa từng thể hiện ủng hộ sáp nhập vào Mỹ, giới chức Đan Mạch cũng phản đối mạnh mẽ kế hoạch này, khẳng định Greenland không phải để bán.

Trong chuyến thăm Greenland gần đây, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen mạnh mẽ tuyên bố: "(Mỹ) không thể sáp nhập lãnh thổ của một quốc gia khác", và lên án chính quyền ông Trump "áp lực và đe dọa" làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai nước.

Bà Frederiksen cho biết người dân Đan Mạch vô cùng hoang mang khi "quốc gia họ từng ngưỡng mộ" lại đòi sáp nhập một phần lãnh thổ của đất nước mình.

Trước đó trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump cân nhắc việc mua Greenland nhưng đã rút lại sau khi bị chỉ trích "ảo tưởng". Sau khi tái đắc cử, ông quay lại ý tưởng này nhưng với quyết tâm lớn hơn.

Tuy nhiên ông Trump đang bị nhiều quốc gia nhìn nhận là chủ nghĩa đế quốc trắng trợn sau tuyên bố "chiếm Greenland bằng mọi giá". Trước đó ông cũng từng nói về việc "thu lại kênh đào Panama", thậm chí "sáp nhập Canada".

Tân thủ hiến Greenland: ‘Mỹ sẽ không có được hòn đảo này’

Tân thủ hiến Greenland khẳng định hòn đảo sẽ tự quyết định tương lai của mình và không trở thành một phần lãnh thổ Mỹ, bác bỏ các tuyên bố trước đó của Tổng thống Trump.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Greenland Trump đan mạch

Tin cùng chuyên mục

Lầu Năm Góc chuyển Greenland sang Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ?

Lầu Năm Góc đang cân nhắc chuyển Greenland từ khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ sang Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ, làm dấy lên lo ngại về tham vọng của ông Trump đối với vùng lãnh thổ này.

Lầu Năm Góc chuyển Greenland sang Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ?

Nhật Bản báo động nhiều vụ tấn công ngẫu nhiên liên tiếp

Chỉ trong sơ tuần tháng 5, Nhật Bản đã liên tục ghi nhận nhiều vụ tấn công ngẫu nhiên khiến nhiều người bị thương, làm dấy lên lo ngại về an ninh công cộng.

Nhật Bản báo động nhiều vụ tấn công ngẫu nhiên liên tiếp

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Hồng y Robert Francis Prevost trở thành Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo, mang tông hiệu Leo XIV và nối tiếp di sản của Giáo hoàng Francis với tinh thần phục vụ người nghèo.

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong 2.000 năm

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cảnh báo Nga sắp tiến hành không kích lớn, và kêu gọi công dân Mỹ tại Ukraine chuẩn bị trú ẩn ngay lập tức nếu có cảnh báo không kích.

Mỹ cảnh báo Nga sắp không kích lớn ở Ukraine sau duyệt binh Ngày Chiến thắng

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ngày 10-5, quân đội Pakistan tố Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của họ, và họ đã đáp trả.

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Ngày 9-5, ông Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Mỹ, kể cả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận.

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar