27/09/2011 09:34 GMT+7

Giàu nghèo cùng "khóc"

NGUYỄN VỸ DU
NGUYỄN VỸ DU

TT - Đó là tâm trạng của những người đang ở chung cư, kể cả chung cư cao cấp. Họ ”khóc” không phải vì niềm vui được sở hữu một căn hộ, cũng không phải vì sự mất mát do ai đó cướp đoạt tài sản mà mình đã có trong khu chung cư. Ở đây, họ ”khóc” đơn giản vì không hài lòng với mức phí mà họ cho là quá sức chịu đựng.

Những tưởng khi mua được một căn hộ ở chung cư là sẽ được sống yên ổn với số tiền bỏ ra một lần, vậy mà mỗi tháng phải cắn răng mất đứt một số tiền không nhỏ cho cái gọi là phí dịch vụ quản lý điều hành chung cư. Và cái phí này không phải ở yên một chỗ mà gặp cơ hội là nó lại được các ông chủ đầu tư chung cư đó nhích lên.

Quả là đau khi sống trong căn hộ của mình mà giống như ở nhà thuê. Như một cư dân sống trong chung cư Keangnam (Hà Nội) cho biết với mức phí quản lý 18.600 đồng/m2/tháng, căn hộ có diện tích nhỏ nhất tại đây phải mất toi mỗi tháng 2 triệu đồng tiền phí, đó là chưa kể các loại phí khác phải đóng như phí gửi ôtô, xe máy... Một cư dân khác sống ở chung cư Golden Westlake (Hà Nội) cho biết một quý phải mất 8,1 triệu đồng để đóng phí dịch vụ cho căn hộ 145m2 của mình. Có người bực mình vì cái vụ phí này tính toán rằng nên lấy số tiền đóng phí đó đi thuê nhà, còn đồng tiền bỏ ra mua căn hộ thì đem làm ăn sinh lợi còn tốt hơn là tiếp tục sống với nỗi khổ mức phí cao.

Thật ra bực mình thì người dân nói vậy, thế nhưng ai cũng biết rằng để cuộc sống của mình trong chung cư được phục vụ tốt hơn, vẫn phải bỏ ra một số phí nhất định cho bộ phận quản lý tòa nhà. Cái mà họ bức xúc là mức phí thu không tương xứng với dịch vụ mà họ thụ hưởng. Nó được quy định tùy tiện, bất thường, đủ kiểu, thỏa theo nhu cầu lợi ích quá đáng của chủ đầu tư. Và đây cũng chính là căn bệnh của các chung cư hiện nay. Nó khiến túi tiền của nhà đầu tư càng lúc càng đầy và đẩy nỗi bất bình của người dân sống trong chung cư lên đỉnh điểm, đến mức họ phải liên kết lại, không chỉ cư dân trong chung cư mà còn với các chung cư cùng cảnh ngộ khác để đấu tranh với các ông chủ đầu tư muốn hưởng lợi nhiều lần (một lần khi bán căn hộ, lần khác là khai thác những căn hộ mà mình đã bán).

An cư mà chưa lạc nghiệp. Đó là nỗi niềm của những người mua chung cư để sống hiện nay. Để có mức phí “lạc nghiệp”, họ đòi hỏi được tự mình quản trị, điều hành lấy các loại dịch vụ trong chung cư. Thế nhưng “điều ước” này cũng khó thành vì các ông chủ đầu tư không muốn nhả quyền quản lý độc tôn của mình, vì sợ mất lợi ích. Trong khi đó chính quyền lại chưa làm hết trách nhiệm với đời sống của người dân ở chung cư. Mua chung cư để ở là xu hướng hiện đại và tương lai của hàng triệu người dân đô thị, thế mà cho tới giờ này những quy định ràng buộc có tính pháp lý để bảo vệ người dân sống trong chung cư cũng chưa rõ ràng. Như tại TP.HCM, chỉ với khung giá phí dịch vụ trong chung cư thôi, vậy mà mấy năm rồi vẫn chuẩn bị chưa xong để ban hành, nói gì đến những quy định cao hơn, thậm chí một bộ luật về chung cư.

Cứ thế, nhà đầu tư tiếp tục đắc thắng trong cuộc chiến giành quyền quản lý chung cư, chính quyền thì mãi loay hoay với các quy định chưa thành hình, còn cư dân chung cư thì cứ tiếp tục “khóc”!

NGUYỄN VỸ DU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar