21/03/2025 10:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Mời đúng người hơn là mời người tài

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có những chia sẻ thẳng thắn với Tuổi Trẻ xoay quanh nghị quyết 57 cũng như những vấn đề lớn liên quan đến cơ chế thu hút, sử dụng người tài trong nước và quốc tế.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Mời đúng người hơn là mời người tài - Ảnh 1.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nghị quyết 57 là một động thái tích cực, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ. Đó là khẳng định của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn khi được hỏi về nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. 

Nhân chuyến công tác tại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có những chia sẻ thẳng thắn với Tuổi Trẻ xoay quanh nghị quyết 57 cũng như những vấn đề lớn liên quan đến cơ chế thu hút, sử dụng nhân tài trong nước và quốc tế.

Không nhất thiết phải mời "the best"

* Theo giáo sư, bài toán chọn đúng người trong quá trình thu hút nhân tài về nước nên được giải quyết thế nào?

- Tôi cho rằng câu chuyện không chỉ dừng ở "mời được người tài" mà phải là "mời đúng người". Giáo sư, chuyên gia trên thế giới rất đa dạng. Có những người có năng lực thật sự, nhưng cũng không ít trường hợp có thể lập lờ về danh phận hoặc chỉ mong tận dụng cơ hội để hưởng lợi nhiều hơn là đóng góp.

Do đó muốn thu hút nhân tài một cách hiệu quả, nhất thiết phải có hội đồng thẩm định đủ tầm, đủ khách quan. Hội đồng này phải gồm những người thực sự am hiểu giới học thuật quốc tế, nắm rõ hệ quy chiếu đánh giá khoa học toàn cầu. 

Không chỉ đơn thuần xét lý lịch hay danh xưng, mà phải nhìn vào những gì người đó đã làm được, công bố quốc tế ra sao, có bằng sáng chế, công trình ứng dụng hay năng lực lãnh đạo nhóm nghiên cứu không.

* Nhưng liệu những người giỏi có sẵn sàng về Việt Nam làm việc?

- Người giỏi nhất - "the best" - thường đã có chỗ đứng vững chắc ở nước ngoài. Họ có sự nghiệp, có môi trường lý tưởng và mức thu nhập cao nên khả năng họ về nước là không nhiều.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn cơ hội. Trên thế giới có những chuyên gia, nhà khoa học sau tiến sĩ có đề tài chưa được phát triển tại Mỹ hay châu Âu nhưng khi về các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, họ lại có cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng đó.

Vì vậy không nhất thiết chỉ hướng đến "the best" mà hãy tìm những người phù hợp, có tiềm năng và mong muốn cống hiến. Quan trọng là chúng ta phải có tiêu chí rõ ràng và quy trình tuyển chọn minh bạch.

Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu. Họ xây dựng hẳn chương trình "Ngàn nhân tài", không chỉ thu hút nhân lực trong lĩnh vực khoa học mà còn trải rộng sang các ngành khác. Họ mời qua các kênh chính thức và thậm chí thuê các công ty trung gian chuyên nghiệp để lo toàn bộ quy trình đàm phán, thủ tục. 

Đặc biệt nhà khoa học sau khi ký hợp đồng sẽ gắn bó trực tiếp với một đơn vị cụ thể như trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện và chịu sự ràng buộc rõ ràng về các kết quả cần đạt được.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Mời đúng người hơn là mời người tài - Ảnh 3.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trong một chương trình tập huấn tại TP.HCM năm 2025 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cần môi trường làm việc văn minh

* Ông có những góc nhìn nào về nghị quyết 57 đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học?

- Với các chuyên gia đang sinh sống ở nước ngoài như tôi, tôi quan tâm hơn đến các nội dung thu hút nhân tài quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao quay về cống hiến cho đất nước. Nghị quyết có đề cập đến việc cần có những cơ chế ưu đãi như nhập quốc tịch, sở hữu nhà đất, cải thiện thu nhập và tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi thu hút các chuyên gia quốc tế.

Tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận rằng từ nghị quyết đến thực tiễn còn là quãng đường dài. Chúng ta từng có những chủ trương tốt nhưng khi thực hiện thì lại vướng rào cản thủ tục hành chính. 

Bản thân tôi sau hơn 25 năm với nhiều hoạt động về khoa học trong nước nhưng về để tổ chức một workshop hay tập huấn ngắn hạn vẫn phải đi xin phép hàng loạt cơ quan, từ truyền thông, an ninh cho đến y tế, thậm chí cả chính quyền địa phương. Đó là một ví dụ cho thấy những thủ tục rườm rà vô hình trung có thể làm nản lòng không ít chuyên gia.

* Nhìn ở góc độ khác, không ít người đã trở về rồi cũng không ít người lại ra đi. Phải chăng chúng ta đang có rào cản về môi trường làm việc?

- Đúng vậy. Tôi từng trực tiếp quản lý một bộ phận trong một đơn vị tại Việt Nam. Sau một thời gian tôi thấy trong bộ phận của mình có hiện tượng các bạn ở vị trí trên lại dùng nhiều lời lẽ quá đáng và cư xử thiếu tôn trọng, thiếu chuyên nghiệp ngay trong nội bộ. 

Tôi thậm chí đã phải ra một nội quy cấp trên không được nhục mạ cấp dưới. Đáng buồn, sau khi tôi rời đi những thói quen cũ lại quay về.

Gần đây ba nghiên cứu sinh tiến sĩ từ nước ngoài về nước làm việc nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cả ba đều rời bỏ vì không chịu nổi môi trường làm việc có phần bảo thủ và thiếu tính khích lệ sáng tạo.

Muốn thu hút nhân tài bền vững cần xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiện đại và mang lại cảm hứng cho người làm khoa học. Đặc biệt khi những người mình mời về phần lớn đều đã có thời gian làm việc trong môi trường phương Tây.

Về chính sách đãi ngộ hay cơ sở vật chất tôi nghĩ Việt Nam dần không có sự chênh lệch nhiều với thế giới. Đã có nhiều bệnh viện Việt Nam sẵn sàng trả các bác sĩ quốc tế đến 15.000 hay 20.000 USD/tháng. Vấn đề lớn nhất vẫn nằm ở môi trường làm việc.

Có những nghiên cứu phải hàng chục năm

* Một điểm được đánh giá tích cực ở nghị quyết 57 là cơ chế chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học. Giáo sư có nhìn nhận đây là một bước tiến rất lớn sẽ "cởi trói" cho các nghiên cứu khoa học?

- Tôi rất đồng ý. Thực tế tôi từng chứng kiến ở Việt Nam có những đề tài khoa học buộc phải cam kết trong vòng hai năm phải cho ra sản phẩm và có khả năng thương mại hóa. Tuy nhiên khoa học không vận hành theo cách đó. Có những nghiên cứu mất hàng chục năm mới đi đến ứng dụng thực tiễn.

Chẳng hạn một nghiên cứu về gene liên quan đến loãng xương có thể mất từ 20 đến 30 năm mới phát triển được loại thuốc điều trị hiệu quả.

Ngay như ở Úc, để đưa một loại dược phẩm mới ra thị trường, quá trình này thường kéo dài 5 năm chỉ riêng cho giai đoạn phát triển sản phẩm, trong đó mất 2-3 năm để thuyết phục các hiệp hội chuyên môn và có thể tốn 7-8 năm nữa mới chính thức được áp dụng trên bệnh nhân.

Do đó tôi hoàn toàn đồng ý rằng không nên siết chặt đầu ra trong nghiên cứu khoa học, bởi đây là lĩnh vực mà kết quả rất khó đo lường và định giá trước. Thay vào đó điều chúng ta cần làm là kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu vào. Nghĩa là chỉ nên tài trợ cho những đề tài thật sự xứng đáng - những đề tài có tính mới, có tiềm năng tác động đến thực tiễn.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa và khoa học y sinh. Ông hiện là giáo sư của Đại học New South Wales (Úc) và là giám đốc Viện Nghiên cứu loãng xương Garvan - một trong những viện nghiên cứu y sinh hàng đầu tại Sydney. Ông cũng là thành viên hội đồng biên tập của nhiều tạp chí khoa học quốc tế uy tín và là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế.

Tại Việt Nam, ông đã có hơn 25 năm đóng góp cho sự phát triển khoa học, y học trong nước thông qua việc giảng dạy, đào tạo, chuyển giao tri thức và hợp tác nghiên cứu với các bệnh viện, trường đại học lớn như Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM...

Khóa "Phương pháp phân tích dữ liệu với R" cùng GS Nguyễn Văn Tuấn

Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích dữ liệu khoa học cho đội ngũ nhà khoa học, nghiên cứu sinh và giảng viên, Viện Phát triển Nguồn lực Xã hội Phương Nam phối hợp cùng GS Nguyễn Văn Tuấn tổ chức khóa học chuyên gia "Phương pháp phân tích dữ liệu với R".

Khóa học diễn ra từ ngày 10-5 đến 15-5-2025 tại TP.HCM, tập trung vào các kỹ thuật phân tích dữ liệu hiện đại, bao gồm: phân tích thống kê mô tả và suy luận, hồi quy tuyến tính và logistic, phân tích bootstrap, kiểm định giả thuyết và ứng dụng AI, ChatGPT trong phân tích dữ liệu thực tiễn...

Điểm nhấn của khóa học là phần giảng dạy trực tiếp từ GS Nguyễn Văn Tuấn và TS Trần Sơn Thạch - chuyên gia về thiết kế nghiên cứu và phân tích dữ liệu với hơn 15 năm kinh nghiệm quốc tế, cùng hàng chục công bố khoa học trên các tạp chí ISI.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: AI và liêm chính khoa học

Trong khoa học, việc lệ thuộc quá nhiều vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu khoa học giả, ngụy tạo. AI có thể khiến việc vi phạm đạo đức khoa học tinh vi và khó phát hiện hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar