28/02/2025 12:42 GMT+7

Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm: Cần giao vốn nhanh, chuẩn bị đủ nhân lực để thực hiện dự án

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết hiện nay nhiều dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư, nhưng chậm bố trí vốn.

Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm: Cần giao vốn nhanh, chuẩn bị đủ nhân lực để thực hiện dự án - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Trần Quang Lâm phát biểu tại phiên họp - Ảnh: TTBC

Sáng 28-2, tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 2, ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - đã thông tin về tiến độ và đưa ra nhiều kiến nghị để đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm.

Thời điểm thuận lợi để khởi công metro số 2

Theo ông Lâm, năm 2025 các dự án đầu tư công ngành giao thông rất lớn. Chỉ tính riêng vốn bố trí cho ba ban lớn gồm giao thông, đường sắt, hạ tầng đã khoảng 36.000 tỉ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư công.

Trong danh mục 42 dự án trọng điểm của TP.HCM thì ngành giao thông có 28 dự án. Sắp tới, Sở Giao thông vận tải (từ 1-3 là Sở Giao thông công chánh) sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh và kiện toàn ban chỉ đạo đảm bảo tiến độ các dự án này.

Với nhóm các dự án đường sắt, ông Lâm cho biết hiện tuyến metro số 1 đã hoàn thành. Tuyến metro số 2 đang triển khai rất thuận lợi, mặt bằng đã sạch.

Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành cơ chế đặc thù để TP.HCM và Hà Nội làm đường sắt đô thị. Đây là thời điểm thuận lợi để khởi công tuyến metro số 2 và có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. 

Ông Lâm cho rằng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cần làm rõ các điều kiện để có thể khởi công metro số 2 năm 2025 làm cơ sở quyết tâm triển khai thực hiện.

Về nhóm đường vành đai và cao tốc, hiện vành đai 3 đang triển khai và phấn đấu đến cuối năm sẽ hoàn thành tuyến ở phía đông, đến giữa năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến.

Vành đai 2 có hai đoạn qua địa bàn TP Thủ Đức đang bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai công tác chuẩn bị, phấn đấu khởi công trong quý 3-2025.

Về vành đai 4, TP.HCM cũng đã trình chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập hội đồng thẩm định, hiện đang lấy ý kiến các thành viên. TP.HCM phấn đấu trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới để thông qua chủ trương đầu tư.

Về nhóm đường cao tốc, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài hiện đang triển khai các dự án thành phần sau khi được duyệt chủ trương đầu tư, phấn đấu khởi công trước 2-9. Bên cạnh đó là đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường nối vào cao tốc.

Ông Trần Quang Lâm: Nhiều dự án xong thủ tục đầu tư nhưng chỉ biết ngồi chờ vì chậm giao vốn - Ảnh 3.

Nút giao An Phú sau khi hoàn thành sẽ là nút giao đẹp nhất TP.HCM - Ảnh: HÀ VIỄN PHƯƠNG

Với nhóm tuyến giao thông cửa ngõ, HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư nhiều dự án, trong đó có 4 dự án BOT gồm quốc lộ 1, quốc lộ 22, quốc lộ 13 và đường nối Nguyễn Văn Linh đến Bến Lức - Long Thành.

Đây là 4 tuyến đường chiến lược, hiện ngành giao thông đã tách dự án để làm công tác bồi thường song song với lập dự án xây lắp. Phấn đấu khởi công đường nối Nguyễn Văn Linh đến Bến Lức - Long Thành trong năm nay, hiện tuyến này đã có 90% mặt bằng sạch.

Dự án nút giao An Phú phấn đấu hoàn thành cuối năm 2025 và nút giao Mỹ Thủy hoàn thành vào năm 2026.

Ngành giao thông kiến nghị tháo gỡ nhiều khó khăn

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, ông Lâm đã đưa ra nhiều kiến nghị. Trong đó, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư (từ 1-3 là Sở Tài chính) xem xét lại việc chưa thẩm định chủ trương đầu tư công do chờ nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công sửa đổi. Vì có thể dẫn đến việc chậm trễ thực hiện các dự án

Bên cạnh đó, việc bố trí vốn cho các dự án đã thông qua chủ trương đầu tư còn nhiều chậm trễ, chưa đồng bộ. "Dự án đã thông qua chủ trương hoặc đã giao nhiệm vụ nhưng không giao vốn thì cũng chỉ ngồi chờ. Nên xem xét xem vướng mắc chỗ nào để tháo gỡ", ông Lâm đề nghị.

Ông dẫn chứng dự án cải tạo đường Thái Văn Lung, quận 1 được bí thư Thành ủy rất quan tâm, đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm ngoái nhưng từ tháng 12-2024 đến nay vẫn chưa được bố trí vốn.

Bên cạnh đó, ông Lâm cho rằng thực tế ít dự án trọng điểm đạt được tiến độ đề ra. Năm 2025 cần phải thay đổi phương thức làm việc theo hướng "vừa chạy vừa xếp hàng" để đảm bảo tiến độ.

Lo lắng nhân sự đáp ứng cho khối lượng dự án lớn

Về nhân sự, theo ông Trần Quang Lâm, hiện nay khối lượng dự án rất lớn như với Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM mỗi năm có thể phải đảm đương tới 4 tỉ USD. Nhưng nhân sự cho ban hiện chưa đủ. Cần khẩn trương rà soát, sắp xếp lại bộ máy, có phương thức làm việc mới, kết nối đội ngũ chuyên gia.

Liên quan đến thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, với lĩnh vực giao thông có thể thu hút ở ba lĩnh vực: đối tác công tư (PPP), triển khai TOD và phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên rằng cả năm nay TP.HCM chưa huy động được dự án PPP nào, cần phải rà soát lại để thực sự kêu gọi được nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kỹ để tận dụng TOD và cơ chế phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Tập trung phát triển hạ tầng để TP.HCM tăng trưởng hai con số

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đề nghị các sở, ngành tập trung bàn các giải pháp phát triển hạ tầng, giải quyết các điểm nghẽn thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn lực để TP.HCM phát triển hai con số trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sun Goup đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư vào tháng 10-2025

Ngoài dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Sun Group cũng đã đề xuất một số dự án có quy mô lớn, hiện đại với mong muốn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.

Sun Goup đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư vào tháng 10-2025

Cụ thể hóa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương triển khai cụ thể hóa nghị quyết phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên.

Cụ thể hóa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên

Rác nổi trắng sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi từ thượng nguồn về phía hạ nguồn

Rác gồm thùng xốp, chai nhựa, rác thải, túi ni lông... nổi lềnh bềnh, ken kín mặt nước sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi ùn ùn từ thượng nguồn về phía hạ nguồn của con sông trên.

Rác nổi trắng sông Tô Lịch sau trận mưa lớn, trôi từ thượng nguồn về phía hạ nguồn

Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định các lãnh đạo chủ chốt

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã công bố hàng loạt quyết định quan trọng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn nhân sự chủ chốt của thành phố.

Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định các lãnh đạo chủ chốt

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới của tỉnh Gia Lai

Từ 1-7-2025, sáp nhập toàn bộ Gia Lai và Bình Định, lấy tên tỉnh là Gia Lai. Trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Bình Định trước sáp nhập.

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới của tỉnh Gia Lai

Trụ sở Phòng cảnh sát giao thông, 96 công an xã, phường tỉnh Tây Ninh để người dân đăng ký xe

Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tây Ninh sẽ có 2 cơ sở tại phường Long An và phường Tân Ninh. Bên cạnh đó người dân có thể đến đăng ký xe ô tô, xe máy tại trụ sở công an 96 xã, phường.

Trụ sở Phòng cảnh sát giao thông, 96 công an xã, phường tỉnh Tây Ninh để người dân đăng ký xe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar