24/12/2016 09:46 GMT+7

Giải phóng Aleppo: công lớn của Nga

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TTO - Chính quyền Syria vừa tuyên bố kiểm soát khu vực Đông Aleppo do phiến quân cai quản suốt từ năm 2012. 

Người dân Syria vui mừng trước chiến thắng của quân đội chính phủ và đồng minh tại chiến địa Aleppo ngày 22-12 - Ảnh: AFP

Đây là kết quả cuối cùng của chiến dịch tổng lực do quân đội Syria và đồng minh phát động, nhằm kiểm soát hoàn toàn thành phố thương mại quan trọng nhất của nước này.

Diễn biến cuộc nội chiến Syria khẳng định rằng quân đội Syria của Tổng thống Bashar al-Assad không thể tự mình đánh đuổi phiến quân khỏi Đông Aleppo nếu không có sự tham chiến hùng hậu của các lực lượng đồng minh do Iran bảo trợ.

Nhưng còn một thực tế không thể phủ nhận là nếu không có sức mạnh của Nga, mà trực tiếp là lực lượng không quân hiện đại nhất của một cường quốc, thì toàn bộ lực lượng mặt đất nêu trên cũng không thể làm chủ được chiến trường.

Hỗ trợ bên trong, kiềm chế bên ngoài

Nga đã rất thành công khi vừa hỗ trợ mạnh mẽ cho quân đội Syria, vừa kiềm chế và vô hiệu hóa mọi khả năng can thiệp từ bên ngoài, dù đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập hay Mỹ.

Tổng thống Putin quyết định giành thắng lợi quân sự tại Aleppo trong thời điểm đường lối đối ngoại của Mỹ rơi vào “điểm liệt” bởi giai đoạn chờ chuyển giao chính quyền giữa Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama với tổng thống mới thắng cử Donald Trump.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chạy con thoi trong các cuộc gặp liên tiếp với ngoại trưởng Nga tại Geneve và với những người đương nhiệm ở các thủ đô Tây Âu, Ả Rập, vùng Vịnh... nhưng mọi nỗ lực chỉ là nhằm “mục đích nhân đạo”.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã loại bỏ khả năng can thiệp từ phía Ankara bằng một sự đổi chác rõ ràng: Nga để cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch “Lá chắn Furat” đánh chiếm một vùng kiểm soát của IS ở phía bắc tỉnh Aleppo; đổi lại, Tổng thống Tayyip Erdogan chấp nhận rút 5.000 tay súng đối lập mà Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ ra khỏi mặt trận Đông Aleppo, kéo lên phía bắc tham gia chiến dịch “Lá chắn Furat”.

Với sự dàn xếp này, từ giữa tháng 10 vừa qua, quân đội Syria và đồng minh dùng mọi sức mạnh quân sự của mình đánh phá không thương tiếc, vùi dập lực lượng đối lập trong khu phố ở Đông Aleppo, nơi vẫn có hàng trăm ngàn thường dân kẹt lại.

Suốt hai tháng qua, thế giới hoàn toàn bất lực khi chứng kiến những hình ảnh tàn phá khủng khiếp, chết chóc đau thương diễn ra hằng ngày tại Aleppo.

Trong hoàn cảnh như vậy, hàng ngàn tay súng đối lập tại Aleppo không còn đường nào khác là phải chấp nhận thua cuộc!

Cuộc chạy đua của ông Putin

Iran và chính quyền Syria muốn thừa thắng tiêu diệt hết số phiến quân còn lại. Nhưng Nga không có lợi ích gì nếu tiếp tục yểm trợ không quân để cho một cuộc tàn sát đẫm máu nữa diễn ra.

Ngày 13-12, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dàn xếp thành công một thỏa thuận mà Iran và chính quyền Syria cũng phải chấp nhận.

Theo thỏa thuận này, ngưng bắn có hiệu lực tại khu vực chiến sự. Toàn bộ phiến quân còn lại cùng gia đình họ và thường dân muốn rời khỏi Đông Aleppo sẽ được giúp di tản an toàn về tỉnh Idleb và các khu vực kế cận do đối lập kiểm soát. Phiến quân rút đi chỉ được mang theo vũ khí cá nhân hạng nhẹ, còn lại phải để quân chính phủ tiếp quản.

Một hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran vừa được Nga triệu tập tại Matxcơva trong 2 ngày 19 và 20-12, cùng thời điểm với sự “đóng băng” trên thực tế các mối liên hệ chính thức cấp cao giữa Nga và Mỹ.

Hội nghị “tay ba” này đã ra “Tuyên bố Matxcơva” đề cập đến những đường hướng chủ đạo cho Syria “hậu Aleppo”.

Điểm nổi bật của “Tuyên bố Matxcơva” này là ý tưởng về tổ chức một cuộc đàm phán giữa đôi bên Syria dưới sự bảo trợ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ diễn ra tại thủ đô của Kazakhstan.

Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực, Mỹ sẽ không còn vai trò bảo trợ chính nữa. Geneve cũng sẽ không còn là địa điểm của các cuộc đàm phán quốc tế cũng như nội bộ Syria như từ năm 2012 đến nay nữa.

Nga đang giành lấy vai trò bảo trợ cho tiến trình chính trị tại Syria và các hoạt động chính trị quốc tế vì nội dung này sẽ diễn ra tại thủ đô của một quốc gia vốn là thành viên Liên Xô cũ. Putin chạy đua với thời gian để áp đặt “sự đã rồi” trước khi Trump vào Nhà Trắng!

Trang al-Arabiya.net ngày 22-12 dẫn thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu công bố tại cuộc họp mới đây của các tướng lĩnh cao cấp Nga ở Matxcơva về những kết quả Nga làm được trong cuộc chiến Syria. Cụ thể, từ tháng 9-2015:

* Thực hiện 17.800 phi vụ không kích.

* Đánh trúng 1.000 lượt cơ sở hạ tầng của KB.

* Phá hủy 725 trại huấn luyện, 405 xưởng chế tạo chất nổ, 1.500 thiết bị quân sự.

* Tiêu diệt 35.000 phiến quân, trong đó có 204 chỉ huy các cấp.

Chấm dứt vai trò của Mỹ

Cuộc di tản cả trăm ngàn người ra khỏi khu vực Đông Aleppo diễn ra từ ngày 16-12 đến nay, tuy đầy trắc trở và đổ máu, đã kết thúc sau một tuần.

Thắng lợi ở Aleppo thuộc về Nga, Iran và chính quyền Syria, đồng nghĩa với chấm dứt trên thực tế vai trò của Mỹ với tư cách là thế lực quốc tế đứng đầu bảo trợ cho mọi động thái chính trị liên quan đến Syria suốt từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng ở nước này đầu năm 2011 đến nay.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Trong bối cảnh thủ tướng bị đình chỉ chức vụ, nền kinh tế Thái Lan đang như “con tàu trôi dạt” giữa khủng hoảng chồng chất.

Kinh tế Thái Lan giữa bất ổn chính trị

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Tòa Hiến pháp Thái Lan đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn vì rò rỉ điện đàm nhạy cảm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.

Nữ Thủ tướng Paetongtarn vẫn họp nội các với vai trò bộ trưởng

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Ông Hun Sen tung loạt cáo buộc "động trời" nhằm vào gia tộc Shinawatra, có thể khiến vị thế chính trị của họ lung lay.

Ông Hun Sen 'vạch trần bí mật' nhà Shinawatra

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran

Thế giới liên tục bị "xoay như chong chóng" trước những tuyên bố trái ngược nhau về thiệt hại ngành hạt nhân Iran hứng chịu vừa qua.

Trái ngược thông tin thiệt hại hạt nhân của Iran

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar