06/10/2021 17:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giải Nobel Hóa học 2021 đã có chủ

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm nay là 2 nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan "cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ không đối xứng", mở ra các ứng dụng trong việc xây dựng phân tử.

Giải Nobel Hóa học 2021 đã có chủ - Ảnh 1.

Nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan được vinh danh trong buổi trao giải Nobel Hóa học 2021 ngày 6-10 tại Thụy Điển - Ảnh: REUTERS

Giải thưởng được Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố lúc 11h45 giờ Thụy Điển (16h45 giờ Việt Nam) ngày 6-10.

"Xây dựng phân tử là một nghệ thuật khó. Ông Benjamin List và David MacMillan được trao giải Nobel Hóa học 2021 vì đã phát triển một công cụ chính xác mới để xây dựng phân tử: xúc tác hữu cơ. Điều này đã có tác động lớn đến nghiên cứu dược phẩm, và làm cho ngành hóa học trở nên xanh hơn" - ủy ban trao giải viết.

Việc xây dựng các phân tử đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra vật liệu đàn hồi và bền, có khả năng tích trữ năng lượng trong các viên pin hoặc ức chế sự tiến triển của bệnh tật. Việc này cần có chất xúc tác, những chất kiểm soát và đẩy nhanh các phản ứng hóa học nhưng không tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn, chất xúc tác có thể biến đổi các chất độc hại trong khói thải thành các phân tử vô hại.

Cơ thể chúng ta cũng chứa hàng ngàn chất xúc tác dưới dạng các enzym có thể giúp tạo thành các phân tử cần thiết cho sự sống.

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng chỉ có 2 loại chất xúc tác là kim loại và enzym.

Tuy nhiên, vào năm 2000, nhà khoa học Benjamin List, người Đức, và David MacMillan, người Mỹ, đã phát triển loại xúc tác thứ 3 là xúc tác hữu cơ không đối xứng dựa trên các phân tử hữu cơ nhỏ.

Các xúc tác hữu cơ này có thể được sử dụng để thúc đẩy nhiều phản ứng hóa học nhưng vẫn thân thiện với môi trường, có giá thành sản xuất rẻ. Từ các phản ứng này, các nhà khoa học trên thế giới đã ứng dụng tạo ra nhiều thứ, từ dược phẩm mới cho đến các phân tử thu nhận ánh sáng trong pin mặt trời.

"Theo cách này, các chất xúc tác hữu cơ đang mang lại lợi ích lớn nhất cho con người" - ủy ban trao giải viết.

Năm ngoái, giải Nobel Hóa học đã về tay 2 nhà khoa học nữ, tiến sĩ Emmanuelle Charpentier và tiến sĩ Jennifer A. Doudna, đã nghiên cứu phát triển công nghệ chỉnh sửa gene là CRISPR/Cas9. "Chiếc kéo" di truyền CRISPR/Cas9 và những cải tiến của nó có tiềm năng rất lớn trong sàng lọc gene, chẩn đoán gene, đặc biệt là phát triển các liệu pháp điều trị mới.

Giải Nobel đã được công bố hằng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y sinh, văn học và hòa bình.

Từ năm 1901 đến 2020, đã có 112 giải Nobel Hóa học được trao, trong đó có 7 phụ nữ được vinh danh. Người duy nhất thắng giải 2 lần là nhà khoa học Frederick Sanger, vào năm 1958 và 1980. Người trẻ nhất từng được trao giải là ông Frédéric Joliot, 35 tuổi khi nhận giải vào năm 1935, còn người lớn tuổi nhất là ông John B. Goodenough, 97 tuổi khi được vinh danh năm 2019.

Vì sao các mô hình khí hậu giành giải Nobel Vật lý?

TTO - 30 năm trước, các dự đoán về khí hậu còn bị hoài nghi nặng nề, nhưng hôm nay chúng đã trở thành thông số chính của các nghiên cứu khoa học về khí hậu khi xem xét hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar