23/03/2025 12:54 GMT+7

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn

Các lô đất với tổng diện tích 6.210m2, thuộc tờ bản đồ số 3 khu A TP Sài Gòn sau đó đều được chuyển nhượng đến tay nhà Hui Bon Hoa.

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 1.

Thương cảng Sài Gòn trong quá trình xây dựng - Ảnh: Nguồn L’Indo-Chine 1906

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, ngay từ khi người Pháp tiến chiếm thành Gia Định, họ đã tận mắt thấy kho lúa gạo khổng lồ trong thành cũng như đã nhìn thấy những cánh đồng lúa ngút ngàn trải khắp Nam Kỳ lục tỉnh và biết rằng xuất khẩu gạo cùng các sắc thuế đánh trên diện tích và hạng ruộng canh tác sẽ mang đến những nguồn lợi to lớn.

Tình hình đất đai Nam Kỳ cuối thế kỷ 19

Sau đó người Pháp cũng nhanh chóng quan tâm đến khai thác đồn điền trồng các cây công nghiệp. Lúc họ thiết lập hoàn chỉnh bộ máy cai trị, việc lập sổ địa bộ để quản lý đất đai, thu thuế, công hữu hóa những điền thổ chưa có đăng bộ sở hữu... đã được tiến hành.

Ở góc nhìn khác, thời gian đầu người Pháp đánh chiếm Nam Kỳ đã vấp phải sự chống cự anh dũng của quân dân các tỉnh.

Kể cả khi những hòa ước đã được triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp dần xác lập toàn bộ Nam Kỳ là nhượng địa, nhiều quân tướng triều đình vẫn tiếp tục dựng cờ kháng Pháp chứ không chịu bãi binh (như Trương Công Định) còn tầng lớp sĩ phu yêu nước bất hợp tác với người Pháp, sẵn sàng tản cư bỏ lại mọi gia sản ruộng vườn như Nguyễn Đình Chiểu...

Do đó đã có rất nhiều đất đai vốn từng được canh tác nhưng lại không có người đứng ra nhận khi kê khai lại trong các sổ bộ thời Pháp thuộc và xem như bị sung công.

Một người Việt vốn có tiếp xúc sớm với đạo Thiên Chúa và người Pháp, ông Philippe Lê Phát Đạt, đã nhanh chóng thoát khỏi nỗi sợ hãi nếu quyền lực triều đình quay trở lại (theo Pierre Khorat), lĩnh mua những sở đất trùng điệp khắp Nam Kỳ với giá rẻ mạt để rồi thành địa chủ giàu nhất xứ.

Ông từng tham gia Hội đồng quản hạt. An nghỉ cùng vợ (bà Huỳnh Thị Tài) trong ngôi nhà thờ Công giáo nguy nga mang tên mình - Huyện Sĩ, tọa lạc gần ngay tại trung tâm Sài Gòn, ông Lê Phát Đạt đã không thể biết rằng về sau cháu gái của mình sẽ bước chân vào triều đình nhà Nguyễn với tư cách trịnh trọng nhất: hoàng hậu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng. Con gái ông, bà Marie Lê Thị Bính chính là thân mẫu của Nam Phương hoàng hậu.

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 2.

Thợ gặt trên đồng lúa ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX - Ảnh : Nguồn Annuaire illustré de la Cochinchine, 1905

Ngược lại có người như ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), với vốn hiểu biết sâu sắc về các ngôn ngữ cùng văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, dù từng làm việc ở vị trí cực kỳ thân cận giữa các giới chức thực dân cấp cao và triều đình trung ương, thì lại không lợi dụng các quan hệ ấy cho việc tích lũy gia sản, tuy có lúc ông cũng được ghi danh là nghiệp chủ (propriétaire).

Niên giám Nam Kỳ thuộc Pháp 1870 có ghi tên ông Petrus Trương Vĩnh Ký trong Hội đồng TP Sài Gòn (và còn một người gốc Á, thương gia Tan Keng Ho). Theo Niên giám Nam Kỳ thuộc Pháp 1876, ông tham gia trong Ủy ban Canh nông và kỹ nghệ Nam Kỳ.

Vị trí của ông khá đáng mơ ước với các nghiệp chủ, thương gia muốn nắm bắt sớm các thông tin về chính sách của nhà cầm quyền. Tuy nhiên hầu như ông Trương Vĩnh Ký chỉ tập trung việc viết sách truyền bá tri thức, dạy học và có lẽ ông đã hy vọng được làm một trong những cầu nối...

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 3.

Mỹ Tho đầu thế kỷ XX - Ảnh: Nguồn Atlas Colonial illustré, 1903

Người được cho là giàu thứ hai ở Nam Kỳ, ông Đỗ Hữu Phương, thì khôn khéo ít đặt mình vào vị thế đối đầu nguy hiểm với các cuộc khởi binh, hay từng tỏ ra cảm thông với phản kháng của giới sĩ phu nhằm tránh việc bị lên án gay gắt như các ông Trần Tử Ca (Phủ Ca), Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn (Lãnh binh Tấn), Tôn Thọ Tường... xem như tay sai của thực dân Pháp.

Có lẽ ông Lý Tường Quang, người được cho là giàu thứ ba ở Nam Kỳ, đã sớm lùi xa những mối xung đột tiềm ẩn một khi nhận lời làm việc với người Pháp. Tuy có gốc gác Quảng Đông, Trung Quốc, ông được sinh ra tại Sài Gòn thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn.

Theo Phạm Ngọc Hường, mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhỏ. Vợ ông tên Nguyễn Thị Lâu, người ở vùng Nhơn Giang, Gia Định.

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 4.

Một đường phố ở Chợ Lớn đầu thế kỷ XX - Ảnh: Bưu ảnh trong bộ 747 cartes postales de Corée, Chine, Japon, Indochine, Inde, 1904, BnF

Vài giao dịch bất động sản của nhà Hui Bon Hoa cuối thế kỷ 19

Người Pháp dần bắt tay vào việc tận thu các nguồn lợi từ nền kinh tế thuộc địa. Đất đai, điền thổ ở Nam Kỳ đã được kiểm kê, phân loại, quy sang giá trị thị trường để có thể đưa ra bán đấu giá hay nhằm để giao đất theo thỏa thuận (vente de gré à gré).

Cùng với các chính sách thuế, đó là nguồn cung tài chính giúp vận hành bộ máy chính quyền thực dân ở Nam Kỳ.

Như đã kể, sinh thời ông Hui Bon Hoa có mối quan hệ công việc khăng khít (và hẳn là quan hệ thân tộc gần) với các ông Hui Toan (tức Huynh Truyen) và Hui Tchoau.

Ông Hui Toan có thân nhân là Huynh Nga. Khi ông Hui Toan qua đời (tại Trung Quốc), Huynh Nga được nhận (một trong những) tài sản là lô đất có diện tích 10.016m2, thửa số 75 tờ bản đồ 6 khu C thuộc TP Chợ Lớn và đã đăng bộ ngày 6-8-1923.

Lô đất này giáp Đường thuộc địa (Route coloniale) số 4. Lịch sử sở hữu thửa đất này có thể cho thấy phần nào tiến trình khai thác Nam Kỳ của người Pháp và việc kinh doanh của Hoa kiều.

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 5.

Sài Gòn - đường dưới đi Chợ Lớn (khu Cầu Ông Lãnh) đầu thế kỷ XX - Ảnh : Bưu ảnh trong bộ 747 cartes postales de Corée, Chine, Japon, Indochine, Inde, 1904, BnF

Vào ngày 1-5-1866, lô đất được đăng bộ với tên một người Âu, ông d'Aiguebelle. Ngày 5-7-1871, ông này nhượng cho "Ban Lap", khả năng nhiều phần chính là Ban Hap, sai khác cách ghi tên.

Ngày 20-10-1876, Ban Hap lại nhượng cho Wee Wat Seng. Đến ngày 27-9-1887, các ông Wee Wat Seng và Wee Chy Seng nhượng lại thửa đất này cho A Pan. Trừ tên của người Âu đầu tiên, tên các người mua sau đều chỉ tới giới thương gia người Hoa.

Thửa đất này được ông Hui Toan mua lại từ A Pan ngày 27-2-1888.

Về sau, khi được hưởng thừa kế từ Hui Toan, Huynh Nga bán lại lô đất cho An A Tho theo khế ước ngày 11-12-1924, với giá 6.701$30. Lô đất được tái đăng bộ ngày 1-12-1926.

Cùng khi đó, thông tin cho thấy An A Tho vào đầu năm 1926 mua một lô đất kiểu căn phố từ những hậu duệ của ông Ly Thuong Quan (tức Lý Tường Quang), tọa lạc tại góc đại lộ Albert 1er và đường Domenjod (nay là góc đường Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Thành Ý).

Tương tự nhưng muộn hơn 30 năm, ngày 20-4-1896 Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ đã có cuộc họp để nghe báo cáo về việc giao đất theo thỏa thuận ở khu đầm Boresse cho một người Pháp là ông Garros, nghề nghiệp luật sư bào chữa và chấp thuận.

Các lô đất gồm thửa số 68, 73, 74 và 75 với tổng diện tích 6.210m2, thuộc tờ bản đồ số 3 khu A TP Sài Gòn. Giá trị tiền thu khi giao đất với ưu đãi cho người Âu kiểu phi thị trường (không qua đấu giá) chỉ như là tượng trưng, tuy có kèm yêu cầu phải tự san lấp và xây cất công trình kiểu nhà gạch trên đó trong một thời hạn nhất định.

Sau đấy cả bốn lô này đều được chuyển nhượng đến tay nhà Hui Bon Hoa.

Một người Pháp khác, ông Delahogue được giao ba lô đất cũng ở khu đầm Boresse, gồm các thửa 66, 67 và 76, cũng thuộc tờ bản đồ số 3 khu A TP Sài Gòn. Giá trị (thu tiền sử dụng đất) của cả ba lô là 116 piastres 78 cents, theo ghi nhận của Yuki Shibuya.

Bài nghiên cứu của Shibuya thể hiện năm giao đất là 1886, hẳn đã bị in nhầm, vì năm đúng phải là 1896. Thế rồi lại chỉ ít lâu sau, dù qua tay một người nữa, đến ngày 11-7-1896 cả ba lô đều về với nhà Hui Bon Hoa. Giá trị chuyển nhượng lúc này, mới ba tháng kể từ lúc đất được giao, đã thành giao dịch thị trường vọt lên 1.300 piastres.

Người nhận chuyển nhượng không phải là ông Hui Bon Hoa - Huỳnh Văn Hoa, mà là hai người con trai Tang Hung Hui Bon Hoa (năm ấy 20 tuổi) và Tang Chanh Hui Bon Hoa (năm ấy tròn 18 tuổi). Lúc này Tang Phien Hui Bon Hoa chỉ mới 3 tuổi.

Ba anh em nhà Hui Bon Hoa tại Sài Gòn rồi sẽ dần trở thành những gương mặt nổi bật trong giới Hoa thương, không chỉ ở Sài Gòn hay Nam Kỳ. Xin đón xem tiếp các câu chuyện về ông Hui Bon Hoa và về họ ở phần sau...

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 4: Nhà Hui Bon Hoa tích lũy đất đai Sài Gòn - Ảnh 6.

Thông tin về lô đất Huynh Nga được thừa kế từ Hui-Toan - Ảnh : Nguồn Saigon dimanche, ngày 23-10-1927, BnF

Các thương nhân Hoa kiều mới đến Sài Gòn từ đầu thời thuộc Pháp như nhà Wang Tai, anh em nhà Tan Keng Sing hay nhà Hui Bon Hoa... tất nhiên sẽ không ở trong tâm thế như người dân Nam Kỳ thuộc địa.

Họ sẽ để tâm những hoạt động thương mại (có thể đến tầm xuyên quốc gia) và bảo vệ các quyền lợi theo bang hội hay gia đình.

***********************

Từ nghị định ngày 5-10-1871 của chuẩn đô đốc Dupré - thống đốc kiêm tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ - có sáu hiệu cầm đồ được lập ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long và Châu Đốc.

>> Kỳ tới: Hui Bon Hoa làm cầm đồ ở Sài Gòn

Giải mã lại Chú Hỏa - đại gia lừng lẫy Sài Gòn - Kỳ 1: Từ bản tin tang lễ trên báo Saigon 1934

Nhà nghiên cứu Hà Việt Hùng đã nỗ lực dành nhiều thời gian sưu tra tài liệu gốc để thử nhận diện lại sự thật về thương gia từng giàu có nức tiếng và để đời những công trình mang dấu ấn ở Sài Gòn - TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar