14/02/2025 14:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đàm phán chấm dứt chiến tranh: Ukraine và châu Âu lo bị Mỹ bỏ bên lề

Ngày 13-2, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp và Đức nhấn mạnh không được loại Ukraine và châu Âu khỏi bất kỳ cuộc đàm phán trong tương lai về số phận của Ukraine.

Đàm phán chấm dứt chiến sự: Ukraine và châu Âu sẽ bị bỏ bên lề? - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte ra hiệu khi ông tổ chức họp báo trong cuộc họp của các bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở liên minh quân sự này ở Brussels, Bỉ ngày 13-2 - Ảnh: REUTERS

Ông Yehor Cherniev, nghị sĩ Ukraine thuộc Đảng Đầy tớ Nhân dân của Tổng thống Volodymyr Zelensky, gần đây đã nói: "Tôi nghĩ chính quyền ông Trump hiểu rõ rằng nếu Ukraine dừng chiến đấu, cuộc chiến sẽ không dừng. Nhưng nếu Nga dừng lại, cuộc chiến sẽ kết thúc".

Vậy phải chăng chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ cần thuyết phục Nga dừng cuộc chiến, xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc? Không cần sự tham gia của Ukraine hay châu Âu trong các cuộc đàm phán?

Đàm phán về Ukraine mà không có Ukraine?

Thực tế từ trước cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, một mối lo ngại đã nổi lên tại Ukraine và châu Âu: Ông Trump có thể tìm cách loại Kiev và Brussels khỏi một số cuộc đàm phán và ép Ukraine phải nhượng bộ.

Sau cuộc điện đàm Trump - Putin và cuộc điện đàm Trump - Zelensky hôm 12-2, các đồng minh của Kiev tại châu Âu càng nhấn mạnh: Không được loại Ukraine và châu Âu khỏi bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.

"Không thể có chuyện đàm phán về Ukraine mà không có Ukraine tham gia. Tiếng nói của Ukraine phải là trọng tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào" - Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey nói trước báo giới tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Bỉ ngày 13-2, khi 32 bộ trưởng Quốc phòng của tổ chức này gặp nhau để thảo luận về vấn đề Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói: "Đối với tôi, rõ ràng là châu Âu phải tham gia vào các cuộc đàm phán và tôi nghĩ điều đó rất dễ hiểu, đặc biệt nếu châu Âu được cho là đóng vai trò trung tâm hoặc chính trong trật tự hòa bình". Ông nói thêm châu Âu "sẽ phải sống trực tiếp" với kết quả đàm phán.

Bộ Ngoại giao Pháp ra tuyên bố: "Ukraine và châu Âu phải là một phần của bất kỳ cuộc đàm phán nào".

Hiện nay các nhà lãnh đạo châu Âu đang đi trên một con đường đầy thách thức, tìm cách duy trì vai trò là đối tác tích cực trong việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine. Châu Âu đang cố gắng cho Mỹ thấy được rằng họ đang làm những gì ông Trump yêu cầu (như chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng) trong lúc họ tìm cách có được một chỗ ngồi trong bàn đàm phán cho chính họ và Ukraine.

Tất nhiên là có... Ukraine và châu Âu

Căn cứ vào các tuyên bố chính thức của phía Mỹ lúc này, giới quan sát cho rằng khi chính quyền ông Trump tổ chức các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga - Ukraine, thì Ukraine và châu Âu sẽ không bị bỏ bên lề.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth liên tục nhấn mạnh rằng ông Trump cũng là một doanh nhân, một người chuyên thương lượng và do đó sẽ có thể buộc phải đưa ra một số giải pháp. Khi được hỏi tại cuộc họp báo ở Bỉ liệu ông có thể đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bị loại khỏi các cuộc đàm phán và châu Âu sẽ được tham gia hay không, ông Hegseth nói: "Về cơ bản, đó không phải là quyết định của tôi".

Ông nói thêm bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ được tiến hành với "cả hai" ông Putin và ông Zelensky. Bộ trưởng Hegseth nhắc lại lập trường của Tổng thống Trump: Trong lúc các quốc gia châu Âu và các đồng minh NATO cần chi nhiều hơn cho quốc phòng, Nhà Trắng vẫn ủng hộ liên minh.

Ông Hegseth cho biết Mỹ sẽ tiếp tục gửi viện trợ quân sự cho Ukraine vốn đã được phân bổ dưới thời Tổng thống Joe Biden, nhưng ám chỉ rằng Tổng thống Trump sẽ sử dụng vấn đề viện trợ bổ sung như một công cụ đàm phán.

Trong cuộc điện đàm hôm 12-2, Tổng thống Trump thuật lại ông và Tổng thống Putin đã nhất trí "hợp tác rất chặt chẽ với nhau, gồm cả việc đến thăm đất nước của nhau" và "để các đội ngũ tương ứng của chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay lập tức" về vấn đề Ukraine. 

Nhưng tuyên bố của ông sau đó giúp trấn an phần nào. Tại Nhà Trắng ngày 13-2, khi được một phóng viên hỏi liệu Ukraine có được ngồi vào bàn đàm phán của Mỹ với Nga hay không, ông Trump nói: "Tất nhiên là có. Ý tôi họ là một phần của việc đó. Sẽ có Ukraine, Nga và cũng sẽ có những người khác tham gia".

Một số quan chức tại châu Âu cho rằng nếu không có sự tham gia của Ukraine và châu Âu, thì sẽ "không có các cuộc đàm phán đáng tin cậy và thành công" và sẽ "không có hòa bình lâu dài".

Người Ukraine sụp đổ niềm tin sau điện đàm Trump - Putin

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin đã thổi bùng lên sự giận dữ và cảm giác bị phản bội của người dân Ukraine, khiến họ lo sợ cho tương lai quê hương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau quốc khánh, nhiều người thương vong

Ít nhất 1 người chết và 6 người khác bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7.

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau quốc khánh, nhiều người thương vong

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Hình ảnh được cho là quay lén ông Netanyahu tại văn phòng lan truyền trên mạng, gây đồn đoán đây là “thông điệp cảnh cáo” từ Iran.

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã đáp xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil lúc 15h45 ngày 5-7 (giờ Việt Nam).

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Marcy Kaptur đã bị mời rời khỏi khung hình truyền hình, sau khi ngủ gật trong lúc hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries có bài phát biểu kéo dài 8 tiếng về dự luật mới.

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Video hành quyết này gây chú ý trong bối cảnh Iran đã bắt hơn 700 nghi phạm Mossad, trong đó 10 người có thể bị tuyên án tử.

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar