01/12/2024 12:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gen Z đưa hát bội vào cả quán bar rồi ra thế giới

NAM KHA
và 1 tác giả khác

Nghệ thuật hát bội đang bị lép vế? Câu hỏi này như thách thức để các nghệ sĩ gen Z tại Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM tìm cách tiếp cận khán giả trẻ, còn đem hát bội ra thế giới.

Gen Z đưa hát bội ra thế giới - Ảnh 1.

Màn trình diễn khép lại để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn bè quốc tế - Ảnh: NVCC

Tôi rất ấn tượng khi có thể dùng truyền thống để nói về các vấn đề hiện đại. Các bạn làm tôi muốn đến Việt Nam và học hỏi nhiều hơn về loại hình biểu diễn này.
Ông Ryo Nishihara (giám đốc, đạo diễn Theatre Group Gumbo - Nhật Bản, thành viên của AYTF)

Nghệ thuật truyền thống đang gặp khó trong tìm kiếm lứa diễn viên trẻ kế thừa. Nhưng vẫn có các bạn trẻ với tình yêu đặc biệt dành cho hát bội được thắp lên từ truyền thống gia đình, từ những lần đi xem hát... vẫn cháy âm ỉ trong tim.

Có nhiều cách để yêu hát bội

Năm nghệ sĩ gen Z bao gồm Hà Trí Nhơn, Nguyễn Trần Thanh Tuấn, Nguyễn Vũ Ngọc Khánh, Doãn Thị Bảo Trang và Đỗ Hoàng Tuấn đều chọn về công tác tại Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM.

"Lúc học tại Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, mình được NSND Xuân Quan hướng dẫn môn vũ đạo. Xem thầy diễn, mình rất thích phong cách biểu diễn của hát bội nên xin đầu quân về nhà hát ngay khi tốt nghiệp" - Trí Nhơn "bật mí".

Còn Hoàng Tuấn thì từ hồi đi cúng đình, xem các nghệ sĩ hát bội diễn, dù chưa hiểu hát bội là gì, chỉ thấy trang phục lộng lẫy, bộ tịch, lời ca nghe lạ tai nhưng thu hút... rồi thường xuyên tham gia lớp học truyền nghề tại Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM và theo nghề tới giờ luôn.

Riêng Thanh Tuấn từ nhỏ đã được ba và ông nội dắt đi theo khắp các đoàn để xem và học nghề gõ trống hát bội. "Mình luôn tự nhắc sẽ tiếp nối con đường này", Tuấn cho biết.

Sau này về nhà hát công tác, các bạn được đào tạo từ căn bản đến nâng cao về hát bội như hình thức trình diễn, cách hóa trang - vẽ mặt, cách hát, thoại... trung bình mất khoảng 5 - 6 năm. Nhơn nói: "Hát bội là môn theo trình thức, quy củ.

Phải mất 3 đến 4 năm luyện tập dưới sự hướng dẫn của các tiền bối, biết phối hợp giữa sức và hình thể rồi thì múa mới đẹp được".

Ban đầu các bạn nhận vai nhỏ như quần chúng, quân lính... ít thoại, ít hành động để quan sát và học hỏi. Khi vững hơn mới được giao các vai lớn hơn. Dù nhỏ hay lớn thì mọi sai sót trên sân khấu đều tạo cảm xúc không tốt cho khán giả và bạn diễn, có thể làm đứt mạch vở diễn nên bạn nào cũng nỗ lực.

Theo Thanh Tuấn, người nhạc công cũng phải hết sức tập trung. Chỉ cần gõ trống, thổi kèn, gảy đàn trật hoặc chậm một nhịp sẽ khiến cho vở diễn bị hỏng, diễn viên sượng liền.

Nhạc công cũng phải thuộc hết từng câu từng chữ, nắm tinh thần cốt lõi của vở diễn và từng vai diễn, đồng thời quan sát toàn bộ sân khấu, biết diễn viên đi ra từ cánh gà hay đi từ dưới khán giả lên để gõ trống cho phù hợp.

Gen Z đưa hát bội ra thế giới - Ảnh 2.

Hà Trí Nhơn cùng các bạn diễn múa thúng trên sân khấu - Ảnh: NVCC

Hát bội cũng có thể rất đương đại

Khi được Liên hoan sân khấu trẻ châu Á AYTF 2024 tại Chiang Mai (Thái Lan) mời, cả năm nghệ sĩ lên ý tưởng chuẩn bị sao cho phù hợp với chủ đề bảo vệ môi trường. Đây là thử thách khá khó vì các vở hát bội trước giờ có chủ đề thường là lịch sử, nhân vật anh hùng chứ không nói chuyện thời sự, đương thời.

"Được nhóm Hiếu Văn Ngư gợi ý, chúng tôi đã có một vở diễn Thiên Mộc Thùy mang màu thần thoại, lồng ghép được các thông điệp bảo vệ môi trường", Trí Nhơn cho biết.

Vở diễn kể về ba đứa trẻ cùng người cha anh dũng lên đường đi tìm báu vật để giải cứu dân làng. Hành trình đó phải đối mặt với tai ương chính là hậu quả của biến đổi khí hậu như bão tố, hạn hán...

Thật bất ngờ vì nhân vật chúa tể bóng đêm đe dọa mạng sống của dân làng chính là tự nhiên đang gào thét, rên xiết.

"Nhờ báu vật ấy mà con người có thể giao tiếp với thiên nhiên để tìm cách bảo vệ môi trường sống tốt hơn. Đó cũng là thông điệp của vở diễn", Quỳnh Nhi (nhóm Hiếu Văn Ngư) chia sẻ.

Ngọc Khánh kể thêm, để vượt qua rào cản ngôn ngữ, nhóm bỏ bớt thoại, thay vào đó thể hiện nội dung qua những bộ tịch truyền thống giống như là Châu Sáng qua sông, động tác cốc khẩu ban đêm trong tuồng Lưu Kim Đính cùng vũ đạo múa đương đại.

Đến với vở diễn, Trí Nhơn xung phong thử sức diễn trong thúng. Còn có những đoạn cả ba diễn viên đứng vào thúng múa cùng lúc. "Trong vở diễn cái nào kết hợp được với múa đương đại thì chúng tôi đều đưa vào. Khi trộn cũng sợ lắm, nhưng cố gắng kết hợp sao cho ổn nhất", Nhơn nhớ lại.

Bằng những ý tưởng sáng tạo này mà vở diễn chinh phục khán giả quốc tế. Khi màn trình diễn kết thúc, từng tràng pháo tay vang lên khắp khán phòng.

Bà Claire Devine (sáng lập và điều hành AYTF) chia sẻ: "Màn trình diễn thật tuyệt vời khi các bạn có thể kết hợp chủ đề biến đổi khí hậu với tinh thần biểu diễn truyền thống. Câu chuyện, trình thức vũ đạo tuyệt vời và các diễn viên đã nỗ lực cống hiến. Tôi thấy vinh dự khi có hát bội tại sân khấu AYTF".

Bên cạnh màn biểu diễn, các nghệ sĩ trẻ còn thực hiện các buổi workshop hướng dẫn cách thể hiện điệu bộ của hát bội, giới thiệu những nét đặc trưng... thu hút rất đông người tham gia.

Đưa hát bội đến gần hơn với người trẻ

Không ngồi im chờ thời cơ đến, các nghệ sĩ trẻ đã chủ động sáng tạo nhiều cách thức mới mẻ khác nhau để đưa nghệ thuật truyền thống hát bội đến với giới trẻ qua việc lập kênh TikTok cho nhà hát, tổ chức workshop giới thiệu hát bội, vẽ mặt nạ hát bội... thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Đặc biệt, các bạn còn biểu diễn thể nghiệm hát bội trong không gian quán bar tại quận 1.

Gen Z đưa hát bội ra thế giới - Ảnh 3.

Một nhân vật xuất hiện trong khu vực tiểu cảnh non bộ tạo bất ngờ cho khán giả - Ảnh: Dot Drinkery & Kitchen

"Trên sân khấu của nhà hát thì mình có thể diễn các vở nhiều thoại, có nội dung và bài học sâu sắc. Nhưng trong không gian quán bar với đặc trưng âm nhạc rộn ràng, náo nhiệt thì phải chọn trích đoạn vui nhộn, biểu diễn động tác nhiều thay cho lời thoại", Hoàng Tuấn chia sẻ.

Việc xuất hiện trong không gian hẹp, bị chia nhỏ thành nhiều tiểu cảnh cũng cần phải tính toán sao cho phù hợp với tiết mục mà không làm ảnh hưởng đến khán giả.

Thay vì bước ra bình thường, các nghệ sĩ chọn xuất hiện một cách bất ngờ có khi bên ô cửa kính, lúc thì trong khu vực tiểu cảnh bonsai của quán...

Phần giao lưu tương tác với khán giả ở cự ly gần cũng giúp mọi người thấy hát bội không quá xưa cũ, khô cứng mà hoàn toàn linh hoạt trong mọi điều kiện.

Tìm hiểu hát bội, tự tin coi hát chuyên nghiệp

Một chuỗi chương trình liên quan đến hát bội sẽ khởi động trong mùa hè này, để những người trẻ có thêm kiến thức và biết cách thưởng thức nghệ thuật hát bội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar