05/04/2016 21:01 GMT+7

Gắn kết di sản 
Bình Châu - Lý Sơn 
có lợi cho dân

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Ngỡ ngàng trước tiềm năng địa chất độc đáo của khu vực biển Bình Châu - Lý Sơn (Quảng Ngãi), năm chuyên gia hàng đầu về địa chất và là thành viên Hội đồng Di sản thế giới (thuộc UNESCO) “hiến kế” cho Quảng Ngãi cách phát huy di sản này.

Hệ thống núi lửa ngủ yên tạo nên một "công viên núi lửa" đẹp tuyệt vời nối từ bờ ra tận biển - Ảnh: Trần Mai

Phải làm Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) theo phương thức mới, gắn di sản với cộng đồng, đó là ý kiến của các chuyên gia sau chuyến khảo sát từ ngày 31-3 đến 3-4 tại khu vực trầm tích núi lửa độc đáo này.

Trong đợt khảo sát lần này, 13 chuyên gia trong nước và 5 chuyên gia quốc tế phát hiện nhiều trầm tích địa chất mới. Ý nghĩa nhất là hai miệng núi lửa cổ nằm dưới lòng đại dương cách đảo Lý Sơn 7 hải lý về phía đông nam.

Ở mũi Ba Làng An (vùng biển Bình Châu), đoàn chuyên gia cũng phát hiện ba miệng núi lửa cổ. Bên cạnh đó là lớp trầm tích lắng đọng dưới biển do tro núi lửa tạo thành.

Các chuyên gia đánh giá đây là vùng hoạt động núi lửa trẻ, có cấu tạo độc đáo của núi lửa, nước biển và sinh thái hiếm có trên thế giới.

Bình Châu - Lý Sơn hoàn toàn có khả năng trở thành CVĐCTC, cần phải được chăm sóc đặc biệt ngay từ hôm nay

GS.TS IBRAHIM KOMOO - phó chủ tịch Hiệp hội Mạng lưới CVĐCTC thuộc UNESCO

Nhiều ý kiến đưa ra để phát triển tiềm năng của vùng biển này.

Ở xứ sở của núi lửa, hai chuyên gia địa chất hàng đầu đến từ Nhật Bản là TS Mahico Watanabe, thành viên Hội đồng Tư vấn hệ thống CVĐCTC châu Á Thái Bình Dương và GS Setsuya Nakada, Hiệp hội Mạng lưới CVĐCTC với kinh nghiệm đưa du khách đến những khối macma nguội lạnh ở Nhật và nhiều nơi trên thế giới hướng dẫn cách sử dụng có hiệu quả một vùng biển vô cùng quý hiếm như Bình Châu - Lý Sơn.

GS Nakada cho biết nhiều quốc gia có di sản có giá trị tầm cỡ quốc tế nhưng không phát huy được hiệu quả, người dân thờ ơ vì không hưởng lợi từ di sản.

Ông đánh giá Bình Châu - Lý Sơn là vùng địa chất độc đáo của thế giới nhưng Việt Nam phải tự xem đã đạt chuẩn quốc tế hay chưa.

Đánh giá này ngoài kết cấu địa chất, thiên nhiên thì còn dựa vào sự quan tâm của cộng đồng, du khách, giới nghiên cứu toàn cầu. Kiểu làm CVĐCTC dựa vào trầm tích, địa tầng, địa mạo... để trình UNESCO như hiện nay đã cũ.

“Các bạn phải đưa cộng đồng vào di sản. Khi cộng đồng cùng tham gia, thì vùng biển này sẽ có nhiều cơ hội được UNESCO công nhận” - GS. Nakada nói.

Đồng thời, GS. Nakada đưa ra những hình thức du lịch như mát xa với nước biển, lặn biển ngắm san hô, du lịch mạo hiểm... để phát huy hết tiềm năng di sản.

Tại đảo Lý Sơn, các chuyên gia quốc tế “choáng ngợp” trước một lớp trầm tích hiếm có trên thế giới - Ảnh: Trần Mai

Theo các chuyên gia, UNESCO công nhận CVĐCTC ngoài việc nghiên cứu, còn để người dân được hưởng lợi. Mỗi năm CVĐCTC sẽ tạo ra được khoảng 300 triệu USD “nuôi” cộng đồng sống quanh di sản. Từ đó, cộng đồng có ý thức bảo vệ di sản.

TS. Nancy Rhoenar Aguda (Philippines) - một chuyên gia địa chất uy tín, giúp nhiều quốc gia phát triển CVĐC thành điểm du lịch nổi tiếng “hiến kế” cho Việt Nam phải viết một cuốn sách thật dễ hiểu về vùng biển Bình Châu - Lý Sơn để từng người dân trở thành hướng dẫn viên, giới thiệu cho du khách và tham gia bảo tồn và phát triển CVĐC.

“Thay đổi nhận thức của người dân rất khó khăn, và nhiều thách thức để phát triển du lịch địa chất. Do đó, chính quyền cần phải hết sức kiên nhẫn, tích cực triển khai các hoạt động giáo dục cộng đồng.

Đầu tiên là đưa di sản đến với thầy giáo, học sinh, sinh viên. Đây sẽ là người hưởng lợi trong tương lai, họ dễ tiếp thu và truyền đạt lại cho ba mẹ mình cùng làm du lịch. Việc này phải làm ngày từ lúc này, đừng để quá muộn” - TS. Aguda nhấn mạnh.

Sẽ trình hồ sơ lên UNESCO

Ông Lê Quang Thích - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng những ý kiến đóng góp của chuyên gia trong và ngoài nước là rất có ý nghĩa.

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ triển khai nhanh để tận dụng lợi thế địa chất, phát triển thành một địa điểm du lịch cuốn hút du khách.

Bước đầu là phổ biến người dân địa phương, thành lập hồ sơ để tỉnh Quảng Ngãi công nhận vùng biển này là CVĐC cấp tỉnh.

Sau đó, tỉnh sẽ làm hồ sơ trình Ủy ban Di sản quốc gia công nhận và tiếp đó là trình hồ sơ lên Hội đồng di sản thế giới để UNESCO công nhận Bình Châu - Lý Sơn là CVĐCTC.

Đoàn chuyên gia khảo sát trên một bình nguyên núi lửa rộng lớn ở Quảng Ngãi - Ảnh: Trần Mai
Tại chùa Hang các chuyên gia phát hiện nhiều vỉa bazan xếp chồng lên nhau - Ảnh: Trần Mai
TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar