14/11/2024 10:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gần 50% loài san hô nhiệt đới nguy cơ tuyệt chủng

Nhiệt độ đại dương tăng cao thúc đẩy hiện tượng tẩy trắng hàng loạt tại các rạn san hô trên khắp thế giới, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Gần 50% loài san hô nhiệt đới nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 1.

San hô bị tẩy trắng ở vùng biển ngoài khơi đảo Kohamajima, tỉnh Okinawa, Nhật Bản - Ảnh: Kyodo/TTXVN

San hô bị tẩy trắng hàng loạt

Gần 50% các loài san hô sống trong vùng nước ấm có nguy cơ tuyệt chủng và biến đổi khí hậu là thủ phạm chính. Nội dung này nằm trong báo cáo đánh giá cập nhật của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) được công bố ngày 13-11 tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku (Azerbaijan).

Bản đánh giá cập nhật về Sách đỏ của IUCN - danh mục các loài đang bị đe dọa được công nhận trên toàn cầu - xem xét các loài san hô tạo rạn, sống ở khu vực nước nông, ấm ở các vùng nhiệt đới.

Kết quả phân tích cho thấy 892 loài san hô tạo rạn (reef-building coral species) đang được coi là bị đe dọa, chiếm 44% tổng số loài san hô, cao hơn đáng kể so với mức hơn 30% theo bản đánh giá gần đây nhất vào năm 2008.

Theo đó, IUCN kêu gọi các nhà đàm phán tại Hội nghị COP29 khẩn trương hành động để giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch, cũng như ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Các đại dương hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa trong khí quyển do phát thải khí CO2 cũng như các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác. 

Nhiệt độ đại dương tăng cao thúc đẩy hiện tượng tẩy trắng diễn ra hàng loạt tại các rạn san hô trên khắp thế giới, đe dọa các hệ sinh thái quan trọng đối với sinh vật biển cũng như sinh kế của những người phụ thuộc vào chúng.

Nguy cơ tuyệt chủng

Gần 50% loài san hô nhiệt đới nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 2.

San hô bị tẩy trắng tại vùng biển ngoài khơi đảo Jeju, Hàn Quốc - Ảnh: Yonhap/TTXVN

Giám đốc IUCN Grethel Aguilar nhấn mạnh các hệ sinh thái lành mạnh như rạn san hô có vai trò rất cần thiết đối với sinh kế của con người khi cung cấp thực phẩm, bảo vệ bờ biển và lưu trữ carbon. Biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa hàng đầu đối với loài san hô tạo rạn và đang tàn phá các hệ thống tự nhiên mà con người phụ thuộc.

Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, bệnh dịch, đánh bắt bừa bãi và nước thải nông nghiệp cũng đe dọa đến sự sinh tồn của loài san hô trên thế giới.

Đa số san hô tạo rạn được tìm thấy khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như rạn san hô Great Barrier của Úc trong năm nay đã phải hứng chịu một trong những đợt tẩy trắng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Bản đánh giá cập nhật của IUCN bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu về san hô tạo rạn ở Đại Tây Dương, được công bố trên tạp chí PLOS One ngày 13-11. Nghiên cứu phát hiện ra gần 30%, cụ thể là 23 trong số 85 loài san hô Đại Tây Dương đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều hơn so với ước tính trước đó.

Đối với loài san hô nước lạnh, IUCN vẫn đang đánh giá nguy cơ tuyệt chủng do loài san hô này sống ở vùng nước biển sâu hơn, tối hơn, khiến công tác nghiên cứu gặp khó khăn.

Đại dương nóng lên 'bóp nghẹt' rạn san hô lớn nhất thế giới

Nhiệt độ nước biển xung quanh rạn san hô Great Barrier của Úc đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến các chuyên gia lo ngại nguy cơ đe dọa sự tồn tại của rạn san hô lớn nhất thế giới này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar