26/04/2023 17:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

EU chính thức “bật đèn xanh” đối với cải cách thị trường carbon

Ngày 25/4, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua lần cuối các biện pháp cải cách lớn nhất đối với thị trường carbon của châu lục.

EU chính thức “bật đèn xanh” đối với cải cách thị trường carbon - Ảnh 1.

Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: apnews.com

Theo quy định của thị trường carbon châu Âu, các nhà máy điện và nhà máy công nghiệp phải mua giấy phép phát thải CO2. Kể từ năm 2005, các lĩnh vực này đã giảm được 43% lượng khí thải, nhưng dự kiến sẽ phải thực hiện chương trình cải cách để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham vọng của EU về chống biến đổi khí hậu.

Các nước thành viên EU đã thông qua thỏa thuận mà Nghị viện châu Âu (EP) và các nhà đàm phán của các quốc gia thành viên nhất trí vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để đến năm 2030, lượng khí thải CO2 sẽ giảm 62% so với mức của năm 2005. Sau gần 2 năm đàm phán, EP đã thông qua thỏa thuận này vào tuần trước. Trong số 27 nước thành viên EU, có 24 nước ủng hộ cải cách, trong khi phía Ba Lan cho rằng các chính sách khí hậu của EU đang đặt ra các mục tiêu không thực tế.

Theo quy định mới, đến năm 2034, các nhà máy sẽ không được cấp giấy phép phát thải CO2 miễn phí như hiện nay, trong khi biện pháp này áp dụng với các hãng hàng hàng không từ năm 2026. Khí thải của ngành vận tải biển sẽ được bổ sung vào thị trường CO2 từ năm 2024. 

Bên cạnh đó, các nước EU cũng thông qua việc áp đặt thuế nhập khẩu các hàng hóa có khí thải carbon cao từ năm 2026 gồm thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydro. Loại thuế lần đầu tiên được áp đặt trên thế giới này nhằm bảo vệ ngành công nghiệp của EU trước sự cạnh tranh của những công ty nước ngoài gây ô nhiễm hơn, cũng như hạn chế các công ty EU chuyển đến những khu vực có quy định môi trường lỏng lẻo.

Ngoài ra, các nước EU cũng ủng hộ kế hoạch ra mắt thị trường carbon mới có tính đến khí thải từ nhiên liệu được sử dụng trong ô tô và các tòa nhà vào năm 2027, cùng với một quỹ của EU có trị giá 86,7 tỉ euro (95,6 tỉ USD) để hỗ trợ người tiêu dùng bị ảnh hưởng do chi phí tăng. 

Những năm gần đây, giá giấy phép phát thải carbon của EU đã tăng vọt trước khả năng EU sẽ tiến hành nhiều cải cách. Điều này khiến những công ty gây ô nhiễm phải trả chi phí nhiều hơn, nhưng giúp huy động hàng tỷ euro cho chính phủ các nước EU để đầu tư vào các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Ngày 25/4, giấy phép phát thải carbon của EU được giao dịch ở mức khoảng 88 euro/tấn (97 USD/tấn), tăng gần gấp 3 lần về giá trị kể từ đầu năm 2020./.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

Chọn trường tiểu học cho con không đơn thuần là chọn một nơi học chữ. Đó là một trong những quyết định đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất của hành trình nuôi dạy một con người tử tế, hạnh phúc.

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ với những tiềm năng chưa từng có, nhưng cái giá phải trả cho sức mạnh ấy lại là gánh nặng khổng lồ lên hệ thống năng lượng toàn cầu.

UNESCO: Cần ‘thu nhỏ’ AI để cứu lấy môi trường

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Các nhà khoa học Israel đã tạo ra loại vắc xin mRNA đầu tiên trên thế giới có khả năng chống lại một loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Israel phát triển vắc xin mRNA chống lại vi khuẩn gây chết người

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 10-7-2025

Điểm tin 18h: Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu; Bước ngoặt mới trong chiến sự Ukraine

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Những năm gần đây, hệ thống điện tại các xã vùng biên giới tỉnh Gia Lai từng bước được cải thiện rõ rệt cả về chất lượng và phạm vi phủ sóng.

Đội Quản lý điện Đức Cơ: Nhọc nhằn nghề điện vùng biên

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C

Biến đổi khí hậu do hoạt động của con người đã khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố của châu Âu tăng thêm từ 2 - 4 độ C trong thời gian qua, đẩy sức nóng lên mức nguy hiểm.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tại châu Âu tăng thêm 4 độ C
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar