03/10/2024 15:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

'Ai có quyền bán carbon rừng (người dân, chủ rừng hay tỉnh được bán)? Khi xác định được người bán rồi thì bán như thế nào? Sau khi bán được thì chi như thế nào?'.

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào? - Ảnh 1.

Ông Trần Quang Bảo, cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: C.TUỆ

Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo "Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng" do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10.

Nhiều tỉnh muốn tự bán tín chỉ carbon

Theo ông Hải, tỉnh Bắc Kạn có khoảng 370.000ha rừng, chiếm 80% diện tích của tỉnh. Do đó có thể nói 80% người dân của tỉnh sống dựa vào rừng.

"Với vai trò của rừng rất lớn và tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh cao thì Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên nhắc nhở chúng tôi rằng, qua thông tin báo chí thấy rằng nhiều địa phương bán được tín chỉ carbon rừng, tại sao Bắc Kạn lại không bán được?

Vậy xin hỏi ai có quyền bán carbon rừng (người dân, chủ rừng hay tỉnh được bán)? 

Khi xác định được người bán rồi thì bán như thế nào? Sau khi bán được rồi thì chi như thế nào?" - ông Hải đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Quang Bảo, cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết đây là câu hỏi chung của nhiều tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Kon Tum, Quảng Nam... đang xin thí điểm bán riêng nhưng lại gặp những vướng mắc.

Theo ông Bảo, thị trường carbon Việt Nam (mua bán công khai, minh bạch) chưa hình thành. Theo nghị định 06/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon và dự thảo nghị định sửa đổi thì phải đến năm 2028 mới hình thành và khi đó mới có giao dịch hạn ngạch.

Như vậy, từ nay đến giai đoạn thị trường carbon Việt Nam chính thức hình thành thì có thể thí điểm (nếu được Chính phủ cho phép) và thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) Bắc Trung Bộ là một thí điểm.

Về mặt nguyên tắc, các tỉnh có thể đề nghị Thủ tướng hoặc Chính phủ cho phép mua bán chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.

Tuy nhiên, hiện nay các đối tác quốc tế chủ yếu quan tâm đến thị trường carbon rừng tự nhiên, nỗ lực giảm phát thải của rừng tự nhiên.

"Rừng tự nhiên là tài sản nhà nước, nếu tài sản nhà nước ở cấp 1 tỉnh, 1 chủ rừng thì rất khó. Quy mô rừng phải đủ lớn để tạo thành một dự án đo đếm, các tổ chức quốc tế thường quan tâm đến tính liền vùng" - ông Bảo nói.

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào? - Ảnh 2.

Các địa phương muốn bán tín chỉ carbon rừng không dễ, vì những vướng mắc liên quan đến thể chế và cách thức bán - Ảnh: C.TUỆ

Bộ đang xin chính sách riêng cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo ông Bảo, một số địa phương có tiềm năng lớn về carbon rừng như Quảng Nam, Gia Lai... thì có thể xây dựng theo hướng đàm phán riêng.

Tuy nhiên, việc này hiện nay đang gặp những vướng mắc. Vì rừng tự nhiên là tài sản sở hữu của nhà nước, nên hiện nay về việc quyền sở hữu carbon và chia sẻ lợi ích thì chưa được thể chế trong pháp luật chung.

"Như vậy, đối với đàm phán của Bắc Trung Bộ phải có một nghị định thí điểm riêng. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xin một chính sách và nghị định riêng cho vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Do đó, các địa phương có quyền đề nghị với Thủ tướng hoặc Chính phủ nhưng để tự địa phương làm việc này sẽ rất khó khăn" - ông Bảo nhấn mạnh.

Về việc bán như thế nào, ông Bảo cho biết do chưa có sàn giao dịch tín chỉ carbon nội địa, nên muốn bán phải có đề án đàm phán và đề án này phải xin ý kiến bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu tự địa phương làm việc này cũng sẽ rất khó khăn.

Còn khi bán được rồi thì cơ chế chia sẻ lợi ích của chúng ta cũng tương đối dễ, vì chúng ta có hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi trả cho chủ rừng.

"Tỉnh Quảng Nam có nhà đầu tư sẵn sàng vào hỗ trợ xây dựng đề án, chương trình đo đếm giảm phát thải với tổng kinh phí lên tới 1 - 2 triệu USD để xác nhận được tín chỉ.

Tuy nhiên, hệ thống luật pháp Việt Nam cũng chưa cam kết được sau khi một nhà đầu tư bỏ tiền ra đo đếm thì cũng không giành được quyền ưu tiên, vì đây là tài sản nhà nước nên phải đấu thầu, do đó nhà đầu tư rút ra.

Đây chính là những rào cản về mặt thể chế nói chung. Với trách nhiệm là nhà tham mưu chính sách, chúng tôi cũng nhận diện được những vấn đề này và sẽ cố gắng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ" - ông Bảo nói thêm.

Hàng trăm tỉ đồng tín chỉ carbon 'mắc kẹt'

Gần 300 tỉ đồng tiền chi trả tín chỉ carbon đã được Ngân hàng Thế giới chuyển về cho hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị từ hơn nửa năm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Becamex Bình Dương mong muốn được đóng góp cho TP.HCM mới

Trước đề xuất của Becamex Bình Dương, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết TP sẽ khai thác thế mạnh của doanh nghiệp này.

Becamex Bình Dương mong muốn được đóng góp cho TP.HCM mới

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Giá nhà đất tăng cao, người mua nhà Nhật Bản bắt đầu cân nhắc các bất động sản được phân loại 'xui xẻo' như một lựa chọn.

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 hệ thống bảng giá đất, có 3 mức thu các thủ tục hành chính đang gây ra một số khó khăn trên thực tế.

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quyền quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2, theo quyết định của Bộ Tài chính.

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Từ tháng 7-2025, nghị định 46 và thông tư 67 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8

Công trình cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM và Đồng Nai thi công vượt tiến độ theo hợp đồng, sẵn sàng khai thác vào ngày 19-8.

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar