27/02/2025 08:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Em không thể nói lời từ biệt, như vung tay ném đá qua trời

Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, Đào Phong Lan nói 'Em không thể nói lời từ biệt' không chỉ là một bài thơ về tình yêu mà còn là một tuyên ngôn sống của chị. Dù rời khỏi thế giới này, ta vẫn sẽ ở bên cạnh người mình thương, chỉ là trong một hình hài khác.

Em không thể nói lời từ biệt: Liệu có sự chia ly tuyệt đối trong đời này? - Ảnh 1.

Em không thể nói lời từ biệt đánh dấu sự trở lại của nhà thơ Đào Phong Lan sau gần 20 năm vắng bóng trên thi đàn

Em không thể nói lời từ biệt do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành, bao gồm 56 bài thơ tình, được Đào Phong Lan viết rải rác từ khoảng hơn 20 năm trước cho đến hiện tại. 

"Có những bài viết từ thời tôi còn rất trẻ, vừa chạm ngõ thi ca và những rung động đầu đời. Cũng có những bài tôi viết khi đã đi qua đủ đầy những cung bậc của cuộc sống" - Đào Phong Lan nói. 

Liệu có sự chia ly tuyệt đối trong đời này?

Đọc Em không thể nói lời từ biệt của Đào Phong Lan, có khi độc giả thầm nhoẻn môi cười với những đoạn tự sự trong trẻo của một cô gái đang yêu: "Có một người chờ em trong nắng tắt / Đón giùm em chiếc ba lô nặng trịch  / Chở em đi suốt những đoạn đường dài" (Bởi vì yêu).

Em không thể nói lời từ biệt, như vung tay ném đá qua trời - Ảnh 2.

Tập thơ Em không thể nói lời từ biệt của Đào Phong Lan do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: HỒ LAM

Có khi người đọc lại trầm ngâm với lời tỏ bày tha thiết của một người đàn bà đi qua bao nhiêu được mất: 

"Bây giờ còn trẻ với ai? / Xác xơ, xơ xác những nhài cùng ngâu / Trăng tàn một nửa ngõ sau / Dâu non ở cuối vườn dâu đã già" (Lỡ). 

Nếu phải lựa chọn một sáng tác tâm đắc nhất trong tập thơ, Phong Lan cho biết chị sẽ chọn Em không thể nói lời từ biệt:

"Em không thể nói lời từ biệt / Như vung tay ném đá qua trời / Nơi ta đứng, mùa thu tha thiết / Đám cúc hoa óng ả xanh ngời". 

"Tôi không tin vào sự chia ly tuyệt đối. Tôi cho rằng một con người, đồ vật, ký ức không bao giờ hoàn toàn biến mất khỏi cuộc đời ta. 

Dù rời khỏi thế giới này, ta vẫn sẽ ở bên cạnh người mình thương, chỉ là trong một hình hài khác. Vì thế, không dễ dàng nói lời từ biệt với bất cứ điều gì đã từng khiến chúng ta rung động hoặc những người thân thương xung quanh ta", Phong Lan bộc bạch. 

Tập thơ của Đào Phong Lan gồm 4 chương đặt tên theo 4 mùa trong năm. Chị chọn bắt đầu bằng mùa thu vì nghĩ đó là mùa của hoài niệm, của những cảm xúc lặng lẽ nhưng sâu sắc, của những câu chuyện không dễ dàng nói thành lời.

Còn thời điểm khép lại tập thơ là mùa hạ, mùa của ánh sáng rực rỡ, của những đam mê dâng trào. 

Phong Lan tâm sự: "Tôi không muốn kết thúc bằng sự lặng lẽ của mùa đông, cũng không chọn sự khởi đầu đầy hy vọng của mùa xuân. Tôi muốn để lại trong lòng người đọc một dư âm mãnh liệt, như thể sau tất cả những hoài niệm, nỗi buồn dịu dàng của thu - đông, cuối cùng trái tim vẫn rực cháy với khát vọng sống và yêu thương". 

Chỉ cần trái tim biết rung động, tình yêu vẫn luôn ở đó

Viết nhiều bài thơ về tình yêu và được yêu thích, với Phong Lan, tình yêu là phép màu lớn nhất trong đời người. Nó không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu đối với cuộc sống, con người, nghệ thuật, từng khoảnh khắc nhỏ bé mà ta có thể nắm giữ trong tay.

Trong mối quan hệ đôi lứa, Phong Lan nghĩ rằng tình yêu, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, vẫn không bao giờ trở nên cũ kỹ. 

Chỉ cần trái tim còn biết rung động thì tình yêu vẫn luôn ở đó, như gió thổi mãi không ngừng, như những hy sinh lặng lẽ mà nhiều khi người kia còn không biết tới.

Như trong bài Vì anh, chị viết: "Nếu tình yêu có bảy sắc màu / Em xin nhận về mình hai màu xanh - trắng / Để nở hoa lối anh về phẳng lặng / Nhuộm sắc trời thanh mát buổi sau mưa / Bởi tình yêu đâu xưa cũ bao giờ / Bởi vì gió không ngừng thổi mãi".

"Tôi đã từng nghĩ tình yêu là điều kỳ diệu nhất mà con người có thể trải nghiệm. Nó khiến ta hạnh phúc, khổ đau, cũng khiến ta hoài nghi và tin tưởng. Nhưng nếu ta yêu đủ chân thành thì ngay cả nỗi đau cũng có thể trở thành một điều đẹp đẽ" - Phong Lan nói.

Đào Phong Lan sinh năm 1975, là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Chị ghi dấu ấn trong văn học từ rất sớm với việc xuất bản tập thơ đầu tiên Giêng Hai (Nhà xuất bản Thanh Niên) năm 1995, khi mới 20 tuổi.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn khi ấy phát biểu về chị: "Tôi rất yêu chất dân dã của thơ cô. Những câu lục bát nhuần nhuyễn, ý tứ, lung linh. Thơ Đào Phong Lan đầy nữ tính, thật dịu dàng e ngại và chờ mong khắc khoải...".

Đào Phong Lan từng giành giải ba truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam và Tuần báo Văn Nghệ Trẻ tổ chức năm 1997 ngay từ khi chị còn là sinh viên trường viết văn. Chị cũng nhiều lần đoạt giải nhất (1993, 1997), giải nhì (1994, 1996, 2001) và giải ba (1995, 1998) về thơ của Tập san Áo Trắng - Nhà xuất bản Trẻ và một số giải thưởng khác.

Thơ xóa nhòa những khác biệt sang hèn

Sáng 12-2, tổ chức lễ khai mạc Ngày thơ ở TP.HCM. Năm nay chương trình lấy chủ đề Bài ca thống nhất để nhìn lại, tôn vinh thi ca TP.HCM trong cội nguồn thi ca Việt Nam, đánh dấu 50 năm non sông liền một dải.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar