19/07/2023 15:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dừng thỏa thuận ngũ cốc, Nga muốn Ukraine và phương Tây kiệt quệ?

Việc Nga dừng thỏa thuận ngũ cốc khiến phương Tây lao đao, đồng thời gửi đi thông điệp quan trọng nhất cho cuộc phản công của Ukraine: lâu dài và kiệt quệ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Hôm 17-7, thỏa thuận ngũ cốc Ukraine đáo hạn và Nga chính thức tuyên bố dừng tham gia. Việc này tạo ra hai mối lo cho các nước phương Tây và phần còn lại.

Thứ nhất, an ninh lương thực toàn cầu và vấn đề giá cả có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Thứ hai, chính việc này khiến "lá bài ngũ cốc" trong tay người Nga có khả năng ảnh hưởng quyết định tới cục diện cuộc phản công hiện tại của Ukraine, thậm chí kết quả của chiến sự ở Ukraine, đã kéo dài sang tháng 16. 

"Nắn gân" Ukraine bằng ngũ cốc

Ukraine là một trong những nhà cung ứng ngũ cốc lớn nhất thế giới. Số liệu của Chương trình Lương thực thế giới cho thấy ngũ cốc Ukraine được khoảng 400 triệu người tiêu thụ trên toàn cầu. Từ lúc xảy ra xung đột (tháng 2-2022), châu Phi và Trung Đông bị nạn đói đe dọa nặng nề hơn.

Thỏa thuận ngũ cốc là một phần giải pháp cho vấn đề. Các bên cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen trên hành lang này. Tuyến này đi từ các cảng Pivdenny, Odesa và Chornomorsk do Ukraine kiểm soát tới Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Có hai lý do để Nga dừng thỏa thuận ngũ cốc.

Hôm 17-7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Nga "tiếp tục vũ khí hóa lương thực". Nga đã bác bỏ điều này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga đã hoàn thành nghĩa vụ, gia hạn thỏa thuận nhiều lần. 

Tuy nhiên, thỏa thuận trên chỉ giúp Ukraine hưởng lợi, trong khi chính việc xuất khẩu của Matxcơva bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Ngoài ra, ông Peskov cũng khẳng định "sự thật rõ ràng" rằng tuyến đường biển dùng cho hành lang ngũ cốc cũng bị phía Ukraine sử dụng cho mục đích quân sự. Kiev đã bác bỏ điều này.

Hàng loạt cuộc tấn công của Nga được ghi nhận tại các cảng ở Odesa trong vài ngày qua. Ngoài trả đũa vụ tấn công cầu Crimea, đây cũng là thông điệp quân sự của Matxcơva ở Biển Đen.

Tâm lý chiến cho cuộc phản công của Ukraine

Thỏa thuận ngũ cốc sụp đổ sẽ khiến lạm phát và chi phí sinh hoạt tiếp tục là vấn đề lớn. Kể cả khi Nga chưa hành động gì ở Biển Đen, giá cũng sẽ tăng do phí bảo hiểm tàu thuyền tăng lên.

Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine năm ngoái, khoảng 3/4 ngũ cốc Ukraine xuất qua châu Âu, Trung Quốc và châu Phi, với phần lớn hạt có dầu và ngũ cốc đi qua các cảng ở Biển Đen.

Hiện nay, các nước châu Âu buộc phải tăng cường nhập khẩu bằng đường bộ. Tuy nhiên, giải pháp này rất gây tranh cãi. Ba Lan và một số quốc gia phản đối việc đi theo đường bộ vì sẽ ảnh hưởng tới nông dân tại các nước này.

Hành lang ngũ cốc đi từ các cảng do Ukraine kiểm soát tới Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ trên Biển Đen - Ảnh: CNN

Hành lang ngũ cốc đi từ các cảng do Ukraine kiểm soát tới Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ trên Biển Đen - Ảnh: CNN

Liên minh châu Âu (EU) đã cho phép 5 quốc gia gồm Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia cấm bán lúa mì, bắp ngô, hạt cải dầu và hướng dương của Ukraine, trong khi cho phép các mặt hàng này được quá cảnh để xuất sang nơi khác. Việc vận chuyển này cũng sẽ gặp khó vì tắc nghẽn và chậm giao hàng.

Nhắc tới EU đồng nghĩa câu chuyện ở sự kiên nhẫn. Các chính phủ châu Âu chịu áp lực dư luận trong nước khi ủng hộ Ukraine. Lâu nay, EU được cho vẫn rất sốt ruột với chiến sự kéo dài.

Một trong những vụ va chạm dễ nhận biết nhất đã diễn ra ở Vilnius (Lithuania) hồi tháng này. Phương Tây được cho đã bất mãn với các dòng tweet chỉ trích của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Đây chính xác là câu chuyện Nga đang muốn đẩy mạnh tuyên truyền. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định ông Zelensky đã trở nên "độc hại" đối với phương Tây. Bà cho rằng Mỹ ngầm chỉ trích Ukraine về vụ tấn công ở cầu Crimea.

Như để khoét sâu vào mâu thuẫn, Đài RT của Nga cũng đăng tin cựu tổng thống Mỹ Donald Trump muốn châu Âu phải trả tiền cho vũ khí của Mỹ tại Ukraine. Ứng viên tranh cử tổng thống này nói nếu được bầu, ông sẽ yêu cầu các đồng minh châu Âu chi trả cho việc phục hồi kho vũ khí của Mỹ, vốn dần cạn vì viện trợ Ukraine.

Trong khi đó, Hãng thông tấn TASS cũng dẫn lại bài viết của chuyên gia Robert Clark thuộc tổ chức tư vấn Civitas (trụ sở London, Anh) cho rằng Ukraine có thể phải đồng ý nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.

Trong bài viết trên Telegraph, ông Clark lập luận rằng nếu Ukraine không thể chia cắt cầu Crimea và chiếm lại phần lớn lãnh thổ trong mùa đông năm nay, sẽ càng có nhiều lời kêu gọi nhượng bộ từ cả Ukraine lẫn phương Tây. Tâm lý "mệt mỏi vì chiến tranh" sẽ bắt đầu nặng nề hơn. Ngoài ra, việc cạn kiệt thiết bị và đạn dược dự trữ cũng càng khiến nhiều người lo lắng.

Ukraine đã khởi động cuộc phản công chuẩn bị suốt nhiều tháng nay. Nhưng giới quan sát đa phần cho rằng hiệu quả không cao, tiến độ chậm hơn dự kiến.

Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, khẳng định còn quá sớm để nói rằng phản công của Ukraine đã thất bại. Tuy nhiên, ông thừa nhận cuộc chiến này sẽ khó khăn, lâu dài và đẫm máu.

Ukraine phản công gặp khó vì Nga đã mạnh hơn trước

Hôm 17-7, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội nước này đã tái chiếm gần 18km2 lãnh thổ ở khu vực phía đông và phía nam trong tuần qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh khốc liệt khiến hơn 90% hãng xe điện ở Trung Quốc kinh doanh thua lỗ

Chưa tới 10% thương hiệu xe điện ở Trung Quốc có thể sinh lãi trong 5 năm tới, theo báo cáo của AlixPartners.

Cạnh tranh khốc liệt khiến hơn 90% hãng xe điện ở Trung Quốc kinh doanh thua lỗ

Hàng ngàn triệu phú khắp thế giới đổ về Ý

Dự kiến có 142.000 triệu phú toàn cầu chuyển đổi quốc tịch hoặc nơi cư trú, và Ý là một trong những điểm đến hàng đầu châu Âu.

Hàng ngàn triệu phú khắp thế giới đổ về Ý

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia thông báo ngừng nhập xăng từ Thái Lan, trên mạng loan tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho Campuchia.

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Ông Trump bất ngờ bác chuyện ngừng chuyển vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định vẫn đang gửi vũ khí cho Ukraine, song cũng thừa nhận Washington cần đảm bảo bản thân có đủ vũ khí.

Ông Trump bất ngờ bác chuyện ngừng chuyển vũ khí cho Ukraine

Siêu luật 'Lớn và Đẹp' của ông Trump có gì?

Siêu luật Lớn và Đẹp được xem là chiến thắng lập pháp vang dội của Đảng Cộng hòa, song cũng ẩn chứa nỗi lo tăng nợ công lên 4.000 tỉ USD.

Siêu luật 'Lớn và Đẹp' của ông Trump có gì?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar