18/07/2023 12:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen: Nước nào bị ảnh hưởng?

Gần 33 triệu tấn ngũ cốc đã được Ukraine xuất khẩu kể từ "Sáng kiến ​​ngũ cốc Biển Đen" được ký kết một năm trước.

Thỏa thuận cho phép các tàu thương mại xuất khẩu ngũ cốc và phân bón qua các cảng Biển Đen của Ukraine và eo biển Bosporus - Ảnh REUTERS

Thỏa thuận cho phép các tàu thương mại xuất khẩu ngũ cốc và phân bón qua các cảng Biển Đen của Ukraine và eo biển Bosporus - Ảnh REUTERS

Nga cho biết họ không gia hạn thêm thỏa thuận quốc tế "Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen" sau khi hết hạn vào ngày 17-7. Thỏa thuận này cho phép vận chuyển an toàn ngũ cốc của Ukraine thông qua các cảng ở Biển Đen.

Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen là gì?

Thỏa thuận trên đã giúp kiềm chế giá lương thực trên toàn thế giới sau cuộc xung đột Nga và Ukraine năm ngoái. Đây là hai nước nằm trong số những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới.

Theo Đài Al Jazeera, Điện Kremlin khẳng định sẽ quay trở lại với thỏa thuận ngay lập tức nếu nhu cầu cải thiện xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của chính nước Nga được đáp ứng.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2-2022 đã đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong bối cảnh lạm phát tăng vọt.

Vào tháng 7-2022, Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã dàn xếp một thỏa thuận với Nga cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Thỏa thuận sẽ cho phép các con tàu đi lại an toàn từ các cảng Yuzhny, Odessa và Chornomorsk của Ukraine đến eo biển Bosporus ở Thổ Nhĩ Kỳ mà không bị tấn công.

Cùng với đó là một thỏa thuận riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng thực phẩm và phân bón của Nga.

Nhưng từ lâu, Nga đã phàn nàn rằng các phần của thỏa thuận liên quan đến những mặt hàng xuất khẩu này của Nga đã không được thực hiện.

Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn, bao gồm vào tháng 11-2022 (thêm 120 ngày), vào tháng 3-2023 (thêm 60 ngày) và theo lần gia hạn mới nhất ngày 18-5. Thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào ngày 17-7.

Một con tàu chở ngũ cốc theo thỏa thuận Biển Đen thả neo ở eo biển Bosphorus, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 15-7 - Ảnh: REUTERS

Một con tàu chở ngũ cốc theo thỏa thuận Biển Đen thả neo ở eo biển Bosphorus, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 15-7 - Ảnh: REUTERS

Ngũ cốc Ukraine được vận chuyển đi đâu?

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, dữ liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy khoảng 32,9 triệu tấn ngũ cốc đã rời Biển Đen. Trong số này có 16,9 triệu tấn ngô và 8,91 triệu tấn lúa mì.

Các mặt hàng thực phẩm khác được xuất khẩu trong cùng kỳ bao gồm bột hướng dương (1,85 triệu tấn), dầu hướng dương (1,65 triệu tấn), lúa mạch (1,26 triệu tấn), và hạt cải dầu (1 triệu tấn).

Ukraine thường được gọi là vựa lúa mì của châu Âu, với hơn 55% diện tích đất đai là đất canh tác. Sau khi xung đột xảy ra, Ukraine là nhà sản xuất ngô (bắp) lớn thứ tám và nhà sản xuất lúa mì lớn thứ chín thế giới trong giai đoạn 2022-2023.

Theo Liên Hiệp Quốc, 45 quốc gia trên 3 châu lục đã nhận được hàng hóa lương thực theo thỏa thuận này.

Số lượng cao nhất cho đến nay đã được xuất khẩu sang Trung Quốc (7,96 triệu tấn, tương đương gần 25% tổng số), tiếp theo là Tây Ban Nha (5,98 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (3,24 triệu), Ý (2,1 triệu), Hà Lan (1,96 triệu), và Ai Cập (1,55 triệu).

Tuy nhiên, Nga cho biết nguồn cung cấp lương thực được vận chuyển qua hành lang ngũ cốc không đến được các nước nghèo nhất thế giới.

Gần 44% hàng xuất khẩu đã được chuyển đến những nước mà Liên Hiệp Quốc gọi là các nước có thu nhập cao.

Nơi nào cần ngũ cốc nhất?

Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Ukraine trước cuộc xung đột đã sản xuất đủ lương thực để nuôi sống 400 triệu người/năm.

Vào năm 2021, gần 2/3 tổng lượng thu mua ngũ cốc của cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc đến từ Ukraine.

Liên Hiệp Quốc cho biết thỏa thuận này cho phép WFP vận chuyển hơn 725.000 tấn lúa mì để giúp đỡ những người có nhu cầu ở các quốc gia bị chiến tranh và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ethiopia đã nhận được hơn 1/3 trong số đó (262.759 tấn), hơn 20% đến Yemen (151.000 tấn) và 18% đến Afghanistan (130.869 tấn).

Nga phản bác tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngũ cốc

Ngày 14-7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí nên gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. Điện Kremlin sau đó đính chính không phải.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Phía Nga ngày 11-5 lên tiếng bác bỏ ý tưởng triển khai căn cứ NATO gần biên giới nước này, mặt khác khẳng định Tổng thống Putin vẫn luôn cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Chính phủ Anh đang tìm cách siết chặt các yêu cầu về visa nhằm hạn chế số lượng lao động đến nước này theo các con đường hợp pháp.

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar