12/02/2023 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dựng lại những mùa lễ hội thuần khiết

Mùa lễ hội năm nay đang diễn ra khá yên bình trên bề nổi, hiếm trường hợp phản cảm như vài năm trước. Nhưng nhìn xuyên qua lớp bề ngoài phẳng lặng ấy, vẫn nghe thấy những tiếng thở dài...

Trò chơi kéo co trong lễ hội chùa Đậu (Hà Nội) năm 2023 - Ảnh: HIẾU TRẦN

Trò chơi kéo co trong lễ hội chùa Đậu (Hà Nội) năm 2023 - Ảnh: HIẾU TRẦN

Tính đến nay, những lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), khai ấn đền Trần (Nam Định), Lim (Bắc Ninh), phết Hiền Quan (Phú Thọ) và một số lễ hội mới như hội khai xuân chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam)… đã và đang diễn ra trật tự, an toàn, tươi vui.

Yên nhưng chưa đẹp

Lễ hội khai ấn đền Trần được dự báo sẽ rất đông, an ninh được thắt chặt nhưng cuối cùng lại thưa vắng hơn nhiều năm trước do thời tiết mưa rét và có thể vì những lý do khác.

Các điểm nóng lễ hội đầu xuân mọi năm như chùa Hương, chùa Bái Đính, Tam Chúc… năm nay cũng hầu như không còn cảnh quá chen chúc. Người dân đi lễ hội nay đã bỏ thói quen đi dồn dập vào những ngày đầu năm mà đi rải rác vào các ngày cuối tuần nên lượng khách được phân tán.

Việc chuẩn bị các phương án đảm bảo an ninh kỹ lưỡng của các ban tổ chức lễ hội gần đây do tác động của thông tư 110 về quản lý lễ hội với quy định giao trách nhiệm về cho lãnh đạo địa phương cũng là một lý do rất quan trọng giúp các lễ hội được giữ trật tự tốt hơn ở mùa lễ hội năm nay.

Nhưng chuyện chen chúc, xô đẩy, tranh cướp được hạn chế chưa phải là lễ hội đã dựng lại được nét đẹp xưa. Xung quanh mùa lễ hội năm nay vẫn còn tình trạng mê tín dị đoan dưới nhiều hình thức, mà phổ biến là tình trạng đến đền chùa, đi lễ hội như một sự trao đổi lễ vật với thần linh mang đầy tính chất vụ lợi.

Cũng bởi không hiểu về cái thiêng, điều tâm linh đúng đắn nên một bộ phận người đi hội ngày nay mới có những hành động chưa đẹp như chen chúc, tranh cướp, nói bậy, xả rác bừa bãi, nhét tiền lẻ lên tay tượng, chưa nói đến buôn gian bán lận, "chặt chém" ở lễ hội…

Có nhiều lễ hội tốt đẹp vẫn tốt hơn

Nhưng không vì lễ hội có những mặt xấu xí hay bị thương mại hóa mà phủ nhận vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống văn hóa tâm linh của người dân. Những giá trị đẹp của lễ hội giúp con người được thực hành những ứng xử văn hóa, vì thế mà cũng dựng nếp văn hóa cho một xã hội.

Nói về ý nghĩa của lễ hội đối với con người, cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài viết "Hội hè dân gian với làng quê đổi mới" từng nhấn mạnh lễ hội góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng của làng quê xóm cũ, giúp thỏa mãn nhu cầu được "cộng cảm".

Thông qua lễ hội, con người không chỉ cảm thông lẫn nhau, mà hơn thế nữa còn cảm thông và hội nhập với đất trời, với cảnh vật bao quanh.

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy chia sẻ lễ hội xưa là dịp để người dân được đối diện trực tiếp với điều thiêng liêng, một điều quý giá với đời sống tinh thần của con người. Mấy năm lễ hội phải đóng vì dịch bệnh càng giúp ông chiêm nghiệm rằng đất nước có nhiều lễ hội tốt đẹp thì vẫn tốt hơn.

Nhìn lại lễ hội

Người xưa có câu: "Đèn nhà nào, nhà ấy rạng/Thánh làng nào, làng ấy thờ". Lễ hội thời phong kiến có lễ quốc gia, lễ hàng tổng và lễ làng. Hội thì không nhất thiết, chỉ tổ chức trong điều kiện thanh bình, không đói kém.

Lễ hội làng làm quy mô nhỏ, vài làng lân cận tham dự, nhất là làng kết chạ (kết bạn, kết nghĩa - PV), còn lại là thuần người làng và dân làng đi xa về. Lễ hội mang tính kết nối tình làng nghĩa xóm và làng chạ (làng bạn), nêu cao tín ngưỡng và phong tục địa phương.

Chỉ có lễ hội hàng tổng, nhiều làng cùng tổ chức, mới lớn hơn. Lễ cấp quốc gia thì không có nghĩa làng có vai trò tham dự, mà chủ yếu ở triều đình tổ chức. Đặc biệt không nơi nào coi lễ hội là dịp kinh doanh.

Từ sau Đổi mới, các lễ hội địa phương được phục hồi dần, tầng lớp nắm tâm linh của các sắc tộc trước đó bị giải nghệ cũng dần quay trở lại nhưng không bao giờ được như trước nữa. Sự mê tín dị đoan trong mấy chục năm qua phát triển không giới hạn, nhiều người tu hành biến thành thầy cúng, thầy lễ dù muốn hay không.

Nghi thức và nghi lễ cứ tùy tiện phát triển, chủ yếu ảnh hưởng từ Trung Quốc, bất chấp cái đó có là truyền thống của dân tộc mình hay không.

Con số lễ hội hằng năm tăng cao, từ 5.000 nay có thể lên đến 9.000. Điều kiện đi lại tốt nên lễ hội ngày nay thường đông người tứ xứ tham dự, cũng là dịp kinh doanh của địa phương.

Người ta bán khoán tất cả những mảnh đất xung quanh nơi diễn ra lễ hội để lập hàng quán tạm thời, đình đền chùa thì thu lộc. Dịch vụ kinh doanh vài ba hôm với hàng ngàn hàng vạn người đến lễ hội đem lại lợi nhuận đáng kể so với thu nhập nông nghiệp của người dân thôn quê vào mùa lễ hội.

Sau lễ hội, môi trường xuống cấp tệ hại, hàng ngàn hàng vạn người phóng uế, ăn uống, xả rác. Sau lễ hội, cây cối hư hại, lòng người đố kỵ do kinh doanh kèn cựa, còn văn hóa truyền thống thì thực sự ngày một mất bản sắc.

Nhiều nghi lễ như đốt hương, hóa vàng, thả chim cá gọi là phóng sinh nhưng thực chất là tàn sát động vật và môi trường, phục vụ cho một cử chỉ giả tạo.

Chim cá không sống được ở môi trường bất kỳ, hoặc bị bắt ngay sau khi được thả, và còn bị chết rất nhiều trong quá trình bị nhốt trong lồng và chậu trước khi được người ta mua phóng sinh.

Nếu trước đây người ta đến với lễ hội với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, trong đó có nhiều ý nghĩa tinh thần, tâm linh, thì nay rất nhiều người đến lễ hội để vui chơi thuần túy chứ không có mục đích gì.

Đã đến lúc cần nghĩ lại có nên tổ chức lễ hội "hoành tráng" hằng năm như hiện nay hay không, hay chỉ tổ chức quy mô nhỏ như xưa - lễ là chính, do các ban khánh tiết địa phương làm, còn hội thì nên vài ba năm mới tổ chức một lần.

Tất cả nên suy nghĩ và nhìn lại cho một nền văn hóa vốn thuần khiết.

PHAN CẨM THƯỢNG

Khách đông gấp đôi, lễ hội Làm Chay chủ động ‘phát lộc’ thay ‘xô giàn tranh lộc’

Sau 3 năm ngừng do dịch COVID-19, lễ hội Làm Chay tại thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An năm nay được tổ chức trở lại trong 3 ngày 4, 5 và 6-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar