10/06/2024 14:45 GMT+7

Đông nghịt người tắm biển giữa trưa Tết Đoan ngọ

12h trưa 10-6 (Tết Đoan ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch), đông nghịt người đổ về các bãi biển tuyệt đẹp ở Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang để tắm biển với mong muốn xua đi vận xui, cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc.

Hàng ngàn người dân và du khách có mặt tại bãi biển TP Quy Nhơn lúc 12h trưa - Ảnh: LÂM THIÊN

Hàng ngàn người dân và du khách có mặt tại bãi biển TP Quy Nhơn lúc 12h trưa - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo phong tục, người dân ở Nam Trung Bộ quan niệm tắm biển vào đúng 12h trưa trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan ngọ) sẽ giúp rửa đi hết vận xui và đón thêm nhiều tài lộc, may mắn.

Hàng ngàn người dân tắm biển giữa trưa Tết Đoan ngọ

Giữa trưa Tết Đoan ngọ, hàng ngàn người dân các huyện, thị lân cận trong tỉnh Bình Định cùng du khách đổ xô xuống biển Quy Nhơn để tắm.

Tắm biển giữa trưa Tết Đoan ngọ để xua vận xui, cầu may mắn

Anh Nguyễn Văn Hạnh (ở Quy Nhơn) cho biết: "Thấy mọi người đi tắm biển đông vui nên tôi cũng đi theo. Ra biển mát mẻ và dễ chịu. Đây là phong tục lâu đời, tôi thấy cũng hay hay. Tôi thì tắm biển cầu cho mọi chuyện đều tốt đẹp, bình an".

Còn ở bãi biển Tuy Hòa (Phú Yên), đặc biệt là hai bên khu vực quảng trường tháp Nghinh Phong đông kín người, sóng biển vỗ rì rào, thời tiết tương đối mát mẻ.

Người dân Phú Yên từ già đến trẻ kéo nhau xuống biển tắm lúc 12h trưa mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Người dân Phú Yên từ già đến trẻ kéo nhau xuống biển tắm lúc 12h trưa mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Anh Lê Minh Hoài (37 tuổi, du khách đến từ Đà Nẵng) đã chọn Phú Yên làm điểm đến cho kỳ nghỉ của mình và gia đình.

Anh Hoài cho biết đi du lịch đúng dịp Tết Đoan ngọ nên anh cùng vợ con xuống biển tắm, mong muốn xua tan đi những điều không may và đón nhận sự may mắn trong cuộc sống.

Bà Lê Thị Kim Hồng (67 tuổi, trú TP Tuy Hòa) cho biết tắm biển vào lúc 12h trưa dịp Tết Đoan ngọ là quan niệm có từ thời xa xưa ông bà để lại, con cháu cứ vậy tiếp nối.

"Người xưa quan niệm tắm biển ngày Tết Đoan ngọ, đặc biệt phải tắm đúng 12h trưa mới linh nghiệm để rũ bỏ “sâu bọ”, rửa đi những điều không tốt trong một năm, đồng thời cầu sức khỏe, tài lộc nên năm nào tôi và gia đình cũng tắm biển vào dịp này”, bà Hồng chia sẻ.

Người dân và du khách ở TP Quy Nhơn tắm biển dịp Tết Đoan ngọ - Ảnh: LÂM THIÊN

Người dân và du khách ở TP Quy Nhơn tắm biển dịp Tết Đoan ngọ - Ảnh: LÂM THIÊN

Tắm biển cầu may, mang "nước rồng" về rửa

Trong khi đó, tại bãi biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), hàng nghìn người dân ở thành phố cùng nhau ra biển tắm để xả xui và cầu những điều may mắn.

Bà Nguyễn Thị Bích (phường Phước Hải) cho biết hằng năm bà cùng chồng con đều ra đây để tắm vào dịp Tết Đoan ngọ.

"Tôi đến đây chủ yếu là cầu sức khỏe, bình an cho mình và gia đình, chúng tôi thường tắm khoảng nửa tiếng đồng hồ và sau đó sẽ dùng cơm trưa và nghỉ trưa ngay tại bãi biển" - bà Bích nói.

Theo người dân địa phương, trước khi xuống tắm biển thì thường sẽ đứng nguyện cầu những điều tốt đẹp sẽ đến cho gia đình, xã hội và đất nước, sau đó ngồi trên bờ và rải cát lên người, rồi xuống tắm sạch đi chỗ cát đó khi đúng 12h trưa.

Theo quan niệm, nước biển cuốn hết mọi phiền toái, rắc rối, thậm chí "sâu bọ" và bệnh tật ra ngoài khơi và đem lại may mắn.

Ngoài ra nhiều người cùng đem theo bình nước để mang nước biển lúc 12h trưa về, người dân thường gọi đây là "nước rồng" để mang về rửa, như là một cách xả xui.

Nhiều du khách cùng con nhỏ vẫn ra bãi biển Quy Nhơn (Bình Định) giữa trưa để tắm cùng người dân địa phương, cầu may trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh: LÂM THIÊN

Nhiều du khách cùng con nhỏ vẫn ra bãi biển Quy Nhơn (Bình Định) giữa trưa để tắm cùng người dân địa phương, cầu may trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh: LÂM THIÊN

Nhiều người vừa che dù vừa tắm biển để tránh nắng - Ảnh: TRẦN HOÀI

Nhiều người vừa che dù vừa tắm biển để tránh nắng - Ảnh: TRẦN HOÀI

Nhiều người Nha Trang lấy nước ở biển lúc 12h trưa Tết Đoan ngọ, hay gọi là

Nhiều người Nha Trang lấy nước ở biển lúc 12h trưa Tết Đoan ngọ, hay gọi là "nước rồng", mang về nhà - Ảnh: TRẦN HOÀI

Tết Đoan Ngọ về cắt lá mùng năm

TTO - Mùng năm là ngày văn hóa truyền thống từ lâu đời của người dân nông thôn với nhiều tên gọi khác nhau. Quảng Nam quê tôi chỉ gọi ngày này là Tết mùng năm. Và năm nào vào ngày này dân làng cũng quẩy giỏ bội đi cắt lá mùng năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar