10/06/2024 09:51 GMT+7

Cơm rượu vào Tết Đoan ngọ: Ăn sao để tốt cho sức khỏe?

Ăn cơm rượu đã trở thành nếp quen của nhiều người vào dịp Tết Đoan ngọ (mùng 5-5 âm lịch) nhưng cần lưu ý trong cơm rượu có cồn, chớ lái xe sau khi ăn loại thực phẩm này.

Chị Ngọc Nga (Thủ Đức) cho biết cơm rượu giờ chỉ bán theo thời điểm chứ không còn đắt khách như xưa - Ảnh: AN VI

Chị Ngọc Nga (Thủ Đức) cho biết cơm rượu giờ chỉ bán theo thời điểm chứ không còn đắt khách như xưa - Ảnh: AN VI

Cơm rượu sôi động ngày Tết Đoan ngọ

Đi đường những ngày này dễ dàng bắt gặp cảnh những sạp bày bán cơm rượu có ở khắp nơi. Từ những hàng đồ ăn nhỏ xíu trong các con hẻm cho đến các quầy chè nổi tiếng trong các khu Chợ Lớn, TP.HCM.

Dọc các tuyến đường Phạm Văn Đồng hay Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), những hàng xôi chè vỉa hè cũng gánh thêm vài bịch cơm rượu để bán kèm. Người bán đựng cơm rượu vào từng hộp, túi với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/phần, loại cơm rượu nếp cẩm màu sắc bắt mắt thì giá sẽ nhỉnh hơn đôi chút.

Nồng độ cồn vẫn là câu chuyện chưa bao giờ hết "hot", ngoài bia rượu, mùng 5-5 này còn có thêm cơm rượu là loại thực phẩm dễ khiến người dùng bị phạt khi tham gia giao thông.

Ăn sao cho an toàn?

BS Lâm Vĩnh Niên, trưởng khoa dinh dưỡng - tiết chế BV Đại học Y Dược TPHCM, cho biết cơm rượu là thực phẩm có cồn, khi dùng sẽ xuất hiện nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Tuy vậy, cho đến nay chưa có số liệu cụ thể về lượng cồn có trong cơm rượu.

"Ngoài ra, khả năng chuyển hóa cồn trong mỗi người cũng khác nhau. Tương tự với những trường hợp sử dụng rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể cần đến khoảng 24 giờ để không còn cồn đo được trong hơi thở", BS Niên nói thêm.

Cũng theo BS Niên, cơm rượu có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch; chứa chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, sắt...

Giá trị dinh dưỡng càng cao nếu nguyên liệu sử dụng là gạo nếp lứt. Tuy nhiên, chỉ nên ăn cơm rượu ở một định lượng an toàn, tránh dẫn đến biểu hiện khó chịu của cơ thể như buồn nôn hoặc bị say rượu.

"Vi khuẩn và nấm mốc có hại có thể phát triển trong quá trình lên men cơm rượu, hình thành các chất có hại cho cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm. Do vậy, nguyên tắc chung là cơm rượu đã được lên men đến mức dùng được chúng ta nên sử dụng ngay. Cần bảo quản ngăn mát tủ lạnh nếu muốn sử dụng lâu hơn", BS Niên khuyến cáo.

Nồng nàn cơm rượu nếp cẩm

TTO - Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan ngọ thì về tháng năm... Câu ca ấy nhắc mỗi chúng ta nhớ về cái tết độc đáo giữa năm - Tết Đoan ngọ hay còn được gọi bằng cái tên mộc mạc: Tết giết sâu bọ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Từ ngày 1 đến 10-5, Thái Lan đã ghi nhận 53.676 ca nhiễm COVID-19 và 16 ca tử vong.

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong khai mỗi lần đoàn đi kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đều được cấp dưới đưa cho một phong bì và nói "doanh nghiệp cảm ơn".

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Chờ đợi mòn mỏi khi khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người ức chế, mệt mỏi chọn khám dịch vụ, thậm chí phải bỏ tiền mua thuốc vì bệnh viện thiếu thuốc, vật tư.

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Tuổi mắc phải đột quỵ ở Việt Nam đang thấp hơn khoảng 10 tuổi so với các nước phát triển.

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar