27/07/2023 09:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dòng hải lưu Đại Tây Dương sẽ sụp đổ vào năm 2025?

Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương, giúp điều chỉnh khí hậu của Bắc bán cầu, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào từ năm 2025 và gây hỗn loạn khí hậu, theo nghiên cứu mới công bố.

Cảnh các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương - Ảnh: NASA

Cảnh các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương - Ảnh: NASA

Dòng hải lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) chi phối khí hậu bằng cách đưa các vùng nước nhiệt đới, ấm áp lên phía bắc và vùng nước lạnh về phía nam.

AMOC ở mức yếu nhất trong 1.000 năm qua

Các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Naturre Communications ngày 25-7 cho biết AMOC đang hướng tới sự sụp đổ hoàn toàn từ năm 2025 đến năm 2095. Điều này sẽ khiến nhiệt độ giảm mạnh, hệ sinh thái đại dương sụp đổ và bão phát triển khắp thế giới.

Các ước tính trước đây dự đoán rằng AMOC có thể sẽ chuyển sang chế độ yếu hơn vào một lúc nào đó trong thế kỷ tới.

Đồng tác giả Susanne Ditlevsen, giáo sư về thống kê và mô hình ngẫu nhiên trong sinh học tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), nói với trang Live Science: "Sự sụp đổ của AMOC có thể sẽ xảy ra sớm hơn nhiều so với dự kiến, do con người đang phát thải khí nhà kính ở mức báo động".

Các dòng chảy Đại Tây Dương hoạt động giống như một băng chuyền toàn cầu vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng, carbon và nhiệt trên toàn cầu.

Các dòng nước ấm hơn, mặn hơn và đậm đặc hơn ở phía nam chảy về phía bắc để làm mát và chìm xuống dưới các vùng nước ở vĩ độ cao hơn, giải phóng nhiệt vào khí quyển.

Sau đó nước từ từ trôi về phía nam, nóng lên trở lại và chu kỳ lặp lại. Nhưng biến đổi khí hậu đang làm chậm dòng chảy này. 

Nước ngọt từ băng tan đã làm cho nước ít đậm đặc và ít mặn hơn, và các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dòng hải lưu này đang ở mức yếu nhất trong hơn 1.000 năm qua.

Khu vực gần Greenland đang có nhiệt độ thấp kỷ lục, trong khi nhiệt độ các vùng biển xung quanh tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, tạo thành một 'đốm' nước lạnh ngày càng mở rộng.

Kết quả của mô hình đã khiến các nhà nghiên cứu lo lắng.

Giới khoa học tranh cãi

Tuy nhiên nghiên cứu mới này cũng gây tranh cãi trong giới khoa học về thời điểm sụp đổ AMOC.

"Nếu số liệu thống kê chính xác về những thay đổi của AMOC, thì đây là một kết quả rất đáng lo ngại. Nhưng có một số ẩn số và giả định thực sự lớn cần được điều tra, trước khi chúng tôi tin tưởng vào kết quả này", ông David Thornalley, giáo sư của khoa học đại dương và khí hậu tại Đại học College London, nói với Live Science.

Các nhà khoa học khí hậu khác thì nói nghiên cứu hoàn toàn không rõ ràng và thiếu chắc chắn, và mô hình mà nhóm nghiên cứu đưa ra có thể có thiếu sót.

Các tác giả nghiên cứu mới cho biết bước tiếp theo của họ sẽ là cập nhật mô hình với dữ liệu từ 3 năm qua, điều này sẽ chứng minh các dự đoán của họ về sự sụp đổ của AMOC.

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đang trộn lẫn nhau?

Nhờ các dòng hải lưu toàn cầu, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trao đổi nước liên tục.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phương pháp đơn giản giúp bảo quản xoài tươi lâu cả tháng

Nghiên cứu mới từ Úc đã tìm ra cách đơn giản giúp xoài chịu lạnh tốt hơn và kéo dài thời gian bảo quản loại trái cây nhiệt đới này.

Phương pháp đơn giản giúp bảo quản xoài tươi lâu cả tháng

Voi cái chết do tai nạn tại Đắk Lắk

Một con voi cái được thuần dưỡng từ năm 1974 được phát hiện đã chết do tai nạn trong rừng, không có dấu hiệu tác động bởi con người tại xã Liên Sơn Lắk (Đắk Lắk).

Voi cái chết do tai nạn tại Đắk Lắk

Trái đất từng cực nóng nhưng sự sống 'bùng nổ', chuyện gì xảy ra?

Trái đất từng trải qua một thời kỳ cực kỳ nóng trong lịch sử, nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay hàng chục độ. Điều bất ngờ là thời kỳ này không xảy ra một cuộc đại tuyệt chủng nào.

Trái đất từng cực nóng nhưng sự sống 'bùng nổ', chuyện gì xảy ra?

Nắng nóng quá mức cá chết trắng mặt hồ Nam Lý?

Cá chết, chủ yếu là cá rô phi đủ kích cỡ, trải khắp mặt hồ Nam Lý, phường Nam Lý, tỉnh Quảng Trị khiến người dân lo lắng.

Nắng nóng quá mức cá chết trắng mặt hồ Nam Lý?

Bảo tồn sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim là việc khó khăn, phải kiên trì

Chiều 18-7, UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm việc với Vườn quốc gia Tràm Chim về công tác phát triển du lịch và nghe báo cáo việc thực hiện đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim là việc khó khăn, phải kiên trì

Trung Quốc đưa 'não người tí hon' lên trạm Thiên Cung

Với việc đưa 'não người tí hon' lên trạm Thiên Cung, các nhà khoa học muốn tìm hiểu cách môi trường không trọng lực ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và sức khỏe tâm thần.

Trung Quốc đưa 'não người tí hon' lên trạm Thiên Cung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar