26/02/2021 20:51 GMT+7

Hải lưu Đại Tây Dương chảy chậm nhất 1.600 năm, viễn cảnh tận thế xuất hiện

KỲ THƯ
KỲ THƯ

TTO - Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương suy yếu nhất trong hàng ngàn năm qua đang làm dấy lên những lo lắng về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng. Viễn cảnh "đại dương tê liệt" đang ở ngay trước mắt.

Hải lưu Đại Tây Dương chảy chậm nhất 1.600 năm, viễn cảnh tận thế xuất hiện - Ảnh 1.

Bối cảnh trong bộ phim viễn tưởng The Day After Tomorrow dựa trên hiện tượng các dòng hải lưu trong đại dương đột ngột ngừng chảy - Ảnh chụp màn hình

Theo kết luận từ một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, các hải lưu ở Đại Tây Dương đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố lại lượng nhiệt trong hệ thống khí hậu của Trái đất.

Trong bộ phim The Day After Tomorrow (tựa tiếng Việt là Ngày kinh hoàng) năm 2004, khi các dòng hải lưu đột ngột ngừng chuyển động, siêu bão đã nổi lên toàn cầu, phá hủy các công trình và đẩy loài người đến ngày tận thế. Bộ phim viễn tưởng này dựa trên các kiến thức khoa học có thật nhưng phóng đại hậu quả để ăn khách.

Theo Đài CBS News, nếu hệ thống hải lưu đột ngột ngừng chuyển động, bão có thể xuất hiện nhưng không đến mức tàn khốc như trong phim. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ có các tác động tiêu cực lên Trái đất vì hiện tượng này là không thể tránh khỏi.

Điều đáng lo ngại là hệ thống hải lưu Đại Tây Dương đang bắt đầu chậm lại và hiện đang chảy chậm nhất trong vòng 1.600 năm qua.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân một phần của tình trạng này có liên quan trực tiếp đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, vì băng tan dẫn đến sự mất cân bằng ở vùng biển phía bắc.

“Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng nếu con người không thể kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu, một lúc nào đó hệ thống các dòng chảy có thể đạt đến điểm giới hạn, các mô hình khí hậu toàn cầu có nguy cơ trở nên hỗn loạn”, Đài CBS trích dẫn nghiên cứu ngày 25-2.

Dòng hải lưu Gulf Stream (hay dòng Vịnh) ở khu vực đông duyên hải Mỹ là một phần không thể thiếu của hệ thống các dòng chảy này, được biết đến với tên Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương, hay AMOC.

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy dòng hải lưu Gulf Stream đã di chuyển chậm hơn 15% kể từ năm 1950, một sự suy yếu chưa từng có trong vòng một thiên niên kỷ qua. Nếu con người tiếp tục phớt lờ hiện tượng nóng lên toàn cầu, tốc độ di chuyển của Gulf Stream sẽ chậm lại từ 34% đến 45%.

Một trong những hậu quả dễ thấy khi hải lưu chảy chậm là mực nước biển dâng cao, ví dụ như miền đông duyên hải Mỹ.

Theo bà Levke Caesar - nhà vật lý khí hậu tại Đại học Maynooth ở Ireland, khi dòng chảy chậm lại, nước có thể tích tụ nhiều hơn dẫn đến mực nước biển dâng cao đe dọa các thành phố New York và Boston.

28.000 tấn băng tan chảy trong ba thập kỷ do biến đổi khí hậu

Băng trên Trái đất đang tan nhanh hơn so với giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, chủ yếu do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

KỲ THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dùng vi rút biến đổi gene trị ung thư, khối u nhỏ lại sau 28 ngày

Sau 2 tháng được tiêm vi rút biến đổi gene, tổn thương khối u ung thư của hai bệnh nhân biến mất; hai người còn lại khối u thu nhỏ sau 28 ngày.

Dùng vi rút biến đổi gene trị ung thư, khối u nhỏ lại sau 28 ngày

Phương pháp đơn giản giúp bảo quản xoài tươi lâu cả tháng

Nghiên cứu mới từ Úc đã tìm ra cách đơn giản giúp xoài chịu lạnh tốt hơn và kéo dài thời gian bảo quản loại trái cây nhiệt đới này.

Phương pháp đơn giản giúp bảo quản xoài tươi lâu cả tháng

Voi cái chết do tai nạn tại Đắk Lắk

Một con voi cái được thuần dưỡng từ năm 1974 được phát hiện đã chết do tai nạn trong rừng, không có dấu hiệu tác động bởi con người tại xã Liên Sơn Lắk (Đắk Lắk).

Voi cái chết do tai nạn tại Đắk Lắk

Trái đất từng cực nóng nhưng sự sống 'bùng nổ', chuyện gì xảy ra?

Trái đất từng trải qua một thời kỳ cực kỳ nóng trong lịch sử, nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay hàng chục độ. Điều bất ngờ là thời kỳ này không xảy ra một cuộc đại tuyệt chủng nào.

Trái đất từng cực nóng nhưng sự sống 'bùng nổ', chuyện gì xảy ra?

Nắng nóng quá mức cá chết trắng mặt hồ Nam Lý?

Cá chết, chủ yếu là cá rô phi đủ kích cỡ, trải khắp mặt hồ Nam Lý, phường Nam Lý, tỉnh Quảng Trị khiến người dân lo lắng.

Nắng nóng quá mức cá chết trắng mặt hồ Nam Lý?

Bảo tồn sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim là việc khó khăn, phải kiên trì

Chiều 18-7, UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm việc với Vườn quốc gia Tràm Chim về công tác phát triển du lịch và nghe báo cáo việc thực hiện đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim là việc khó khăn, phải kiên trì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar