17/05/2017 10:00 GMT+7

Điểm nhấn là gì?

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Một thí sinh dự thi hoa hậu và trúng tuyển nhờ vào các đường nét trời cho của mình hay dựa vào những thủ thuật “dao kéo” chỉnh sửa, tân trang, kể cả bàn tay của nha sĩ chỉnh hình?

Cũng thế, một đất nước thu hút khách du lịch bằng những thắng cảnh thiên nhiên hay bằng những cổng chào hoành tráng?

Một thắng cảnh thiên nhiên vào hàng “xưa nay hiếm” thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp tự thân hay bằng cái cổng chào to đùng? Thiết tưởng, câu trả lời cho tất cả mọi trường hợp đều là vì vẻ đẹp tự thân mà thôi.

Thế nhưng, có những nơi đang sở hữu những kỳ quan được xem là vào hàng “đệ nhất thiên hạ” như vịnh Hạ Long, nay lại vẽ vời cái và được cho “là công trình văn hóa mang ý nghĩa xã hội cao, góp phần quảng bá, giới thiệu biểu tượng của tỉnh, là điểm dừng chân du lịch kết hợp với khu dịch vụ cho du khách khi đến Quảng Ninh...“.

Chao ôi, vịnh Hạ Long chưa đủ sức quyến rũ hay sao mà lại nhờ đến cái cổng chào xây dựng trên một diện tích lên đến 75.363m2 và có vốn đầu tư đến 198 tỉ đồng?

Cũng thế, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nay sẽ nhờ đến cái cổng trị giá 9,5 tỉ để có được “điểm nhấn”, cứ như thể nơi đây chẳng hề có hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động có kích thước lớn nhất thế giới!

Trong khi trưng ra đủ thứ lý luận như trên, vô hình trung người ta đã hạ giá các vẻ đẹp độc nhất vô nhị của vịnh Hạ Long hay của hang Sơn Đoòng.

Liệu có ai dám đánh cược bằng một cuộc thăm dò, khảo sát xem “quý khách đến đây là để chiêm ngưỡng vịnh Hạ Long hay để chiêm ngưỡng cái cổng chào, để khám phá hang Sơn Đoòng hay để khám phá cái cổng vào?”.

Thông thường, một thắng cảnh thiên nhiên có giá trị tự thân sẽ càng có giá khi bảo toàn được tính tự nhiên nguyên thủy, hoang sơ của nó.

Việc thêm thắt chỉ là công trình phụ và không bao giờ được phép phủ khuất thắng cảnh. Không cần phải mang những ví dụ “kinh điển” ở các nước Âu - Mỹ như công viên Yellowstone hay thắng cảnh Grand Canyon ở Mỹ hoặc lâu đài d’If ở Pháp..., chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Campuchia sẽ thấy họ không xây thêm bất cứ một cổng chào nào làm điểm nhấn cho Angkor Wat ngàn năm hay cho đền Preah Vihear.

Thậm chí, họ cũng không thèm “thấy sang bắt quàng làm họ” để khai thác hình ảnh cô đào Angelina Jolie đã từng đóng phim tại Angkor Wat.

Bởi lẽ họ thừa kiêu hãnh để quả quyết rằng các di sản văn hóa của họ là “đệ nhất”, cũng như đủ hiểu biết để dứt khoát không xâm hại đến vẻ đẹp nguyên sơ của các di tích này.

Tương tự, du khách có đến Hội An là để viếng chùa Cầu cùng dăm phố thị cổ kính chứ không phải để tìm đến bất cứ “điểm nhấn” nào.

Cũng như đến Sa Pa là để chiêm ngưỡng chút hồn phố Tây còn vương trong cảnh tĩnh mịch của núi rừng và sương mù, chứ không phải để ngắm những khách sạn, nhà nghỉ dăm ba tầng... đang đua nhau mọc lên nơi đây.

Tóm lại, điểm nhấn là gì? Là cái tầm và cái tâm.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar