13/01/2025 21:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi 99 ngày, một triển lãm lớn và một cuốn sách, nhà báo Bông Mai quá 'lãi'?

Là chuyến đi du lịch khắp đất nước để tập dượt, chuẩn bị cho chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 50 tuổi nhưng nhà báo Bông Mai đã thu được một triển lãm lớn và một cuốn sách đẹp ra đời.

Đi 99 ngày, một triển lãm lớn và một cuốn sách, nhà báo Bông Mai quá 'lãi'? - Ảnh 1.

Cuốn sách Du khảo do Bông Mai chủ biên - Ảnh: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Cựu nhà báo, đạo diễn và ca sĩ (chị từng là thành viên nhóm nhạc Con Gái) Bông Mai đã quá "lãi" với chuyến du khảo dọc đất nước của mình? Có thể.

Nhưng có lẽ công chúng cũng rất “lãi” từ hành trình 99 ngày khám phá dọc đất nước bằng ô tô của người phụ nữ ăn chay này.

99 ngày và dự án 10 năm của Bông Mai

Bông Mai bắt đầu hành trình đi dọc đất nước, qua vùng Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 2-2 đến 6-6-2022, tổng cộng 99 ngày trên đường.

Lý do của chuyến đi, chị cho biết chị có mục tiêu sẽ thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm chị 50 tuổi. Nhưng muốn đi được vòng quanh thế giới thì cần tập dượt bằng chuyến đi dọc đất nước mình.

Đi 99 ngày, một triển lãm lớn và một cuốn sách, nhà báo Bông Mai quá 'lãi'? - Ảnh 2.

Tác giả Bông Mai chia sẻ về hành trình 99 ngày du khảo khắp đất nước để ra đời cuốn sách đầu tay của mình - Ảnh: T.ĐIỂU

Bông Mai quyết định nó sẽ là hành trình tìm hiểu trang phục dân tộc của những người phụ nữ sống trong các cộng đồng dân tộc anh em trải dài trên khắp mảnh đất hình chữ S và thu âm các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số.

Chị dành vài tháng để chuẩn bị cho chuyến đi và một tháng để tìm kiếm, đọc và phân loại các tài liệu từ sách vở đến báo chí, thông tin trên mạng Internet về trang phục cũng như văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Rất nhiều hình ảnh quý và những câu chuyện thú vị, gợi nhiều suy nghĩ, Bông Mai đã thu nhận được trong chuyến đi đáng nhớ của đời mình.

Một phần những gì thu lượm được từ chuyến đi, Bông Mai chia sẻ với mọi người qua triển lãm Dám sống một cuộc đời rực rỡ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hồi tháng 3-2023.

Và đầu năm 2025 này, chị cho ra mắt độc giả cuốn Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam, cùng với một nhóm các bạn trẻ.

Bông Mai làm cuốn sách trên một tâm thế giản dị: “Muốn có một cuốn sách để lưu lại những tư liệu quý giá này cho tôi, cho bạn bè và cho những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam”.

Và mặc dù chuyến đi thu lượm tài liệu làm sách và triển lãm của Bông Mai chỉ trong 99 ngày, nhưng Bông Mai cho biết đó thực chất là dự án 10 năm của chị.

Đi 99 ngày, một triển lãm lớn và một cuốn sách, nhà báo Bông Mai quá 'lãi'? - Ảnh 3.

Cuốn sách được thiết kế đẹp, ít chữ, phù hợp với độc giả hiện nay - Ảnh: T.ĐIỂU

Mới mẻ trong cách viết về văn hóa

Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật) tổng hợp hình ảnh về trang phục truyền thống hiện nay của phụ nữ 35 dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước - những vùng, miền mà tác giả Bông Mai đã có dịp đi qua trong hành trình 99 ngày.

Cuốn sách được làm theo lối sách ảnh được thiết kế đẹp mắt, rất ít chữ, phù hợp với thói quen đọc “ngại” chữ của độc giả hiện nay. 

Những hình ảnh gốc chụp chi tiết từng bộ trang phục của Bông Mai được trình bày lại theo cách nhìn của các bạn trẻ gen Z rất hấp dẫn.

Không chỉ hấp dẫn ở hình ảnh mà sách còn hấp dẫn bởi những mẩu chuyện mà tác giả, một nhà báo đã đi, gặp, ngẫm ngợi và ghi chép lại để bạn đọc cùng nghĩ suy.

Tuy vậy, chính lợi thế câu chuyện này trong sách, đôi khi được sử dụng thiếu tiết chế, có thể gợi cảm giác sách bị quá cá nhân.

“Không nói nó quá hay, quá đặc biệt nhưng là cách làm mới về văn hóa, trẻ trung”, tác giả Bông Mai nói về cuốn sách đầu tay của mình.

Bông Mai cũng khẳng định đây không phải là một tài liệu nghiên cứu văn hóa như các bậc cha chú đi trước đã làm. Nhưng chị mong nó sẽ trở thành tài liệu để tham khảo, để kiểm chứng cho những người làm các dự án về văn hóa có sử dụng các trang phục dân tộc.

5 dân tộc thiểu số có dưới 1.000 người hiện sống ra sao?

Dân tộc Ơ Đu hiện chỉ có 428 người. Dân tộc Brâu chỉ có 525 người, dân tộc Rơ Măm có 639 người, dân tộc Pu Péo có 903 người, dân tộc Si La có 909 người, theo số liệu điều tra về 53 dân tộc thiểu số năm 2019.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar