05/03/2019 15:15 GMT+7

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ!

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Gần 223 tỉ đồng vừa được bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký chi cho đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ! - Ảnh 1.

Đồng bào dân tộc Mông trong trang phục truyền thống chơi ném PaPao nhân dịp tết ở xã Sìn Hồ, huyện Mường Chà, Điện Biên - Ảnh: T.T.D.

Nhưng trước xu thế biến mất nhanh chóng của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số hiện nay, nhiều người đặt câu hỏi liệu hàng trăm tỉ đồng kia có cần thiết?

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, với tổng kinh phí thực hiện đề án là 222,9 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 51,2 tỉ đồng và ngân sách đối ứng từ địa phương là 171,7 tỉ đồng.

Không ai phủ nhận trang phục truyền thống của các dân tộc đã góp phần làm phong phú hơn bức tranh văn hóa đa sắc của Việt Nam và nỗ lực giữ gìn sự đa dạng văn hóa của ngành văn hóa là rất tốt đẹp. Nhưng liệu trang phục truyền thống có dễ "sống lại"?

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ! - Ảnh 2.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mặc trang phục truyền thống biểu diễn nghệ thuật ở Làng Văn hóa- du lịch các dân tộc VN năm 2018 - Ảnh: T.ĐIỂU

Người dân tộc nhiều nơi không còn mặc trang phục truyền thống

Theo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, việc không sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc đã trở thành hiện tượng phổ biến ở một số dân tộc. 

Ở nhiều nơi, đồng bào dân tộc chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, khiến trang phục này gần như trở thành một thứ lễ phục không còn thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân. 

Thậm chí trang phục truyền thống hoàn toàn biến mất ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nhiều thanh niên dân tộc thiểu số còn ngại khi mặc trang phục của mình trước đám đông.

Sầm Thị Dung ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn cho biết trong 31 năm tuổi đời của mình, cô chưa bao giờ mặc trang phục truyền thống của dân tộc Nùng, cũng chưa từng nhìn thấy cha mẹ mình mặc trang phục truyền thống và ngay cả người bà gần 90 tuổi của cô cũng vậy. 

Trong ký ức của cô, chỉ chập chờn hình ảnh chiếc váy truyền thống "đen đen, xấu xấu, vướng víu" trong một đôi lần dự lễ hội. Nay thì ngay trong cả các lễ hội truyền thống Dung cũng không còn thấy ai mặc trang phục truyền thống nữa.

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, văn hóa truyền thống suy thoái từ từ trong các bản làng của người dân tộc thiểu số. Từ nhiều năm nay, phần lớn người dân không còn sản xuất đồ thủ công, không tự may thêu váy áo nữa, mà mua từ dưới xuôi lên hoặc mua hàng Trung Quốc. 

Một số làng vẫn còn giữ vài khung dệt vải mộc và thổ cẩm nhưng chỉ có tính chất trưng bày tượng trưng. 

Ông cho rằng xu hướng biến mất của trang phục truyền thống được sản xuất thủ công của người dân tộc thiểu số là khó thể tránh khỏi khi người dân quan niệm mặc gì cũng được, trong khi trang phục truyền thống vốn rất tốn công, tốn của để làm ra, lại vướng víu, không phù hợp với đời sống sinh hoạt hiện đại.

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ! - Ảnh 3.

Trang phục truyền thống của nhiều dân tộc hầu như chỉ còn xuất hiện trong các dịp lễ, tết - Ảnh: T.ĐIỂU

Phát triển công nghệ sản xuất trang phục truyền thống?

Lạc quan hơn nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - hoan nghênh tinh thần cố gắng giữ gìn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số của đề án này. 

Ông cũng ủng hộ mục tiêu đưa trang phục truyền thống thành đồng phục trong các trường dân tộc nội trú, cho đây là một giải pháp tốt để nuôi dưỡng tình yêu và sự gắn kết với trang phục truyền thống cho người dân tộc thiểu số ngay từ nhỏ.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng một việc cần thiết để bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số là phải phát triển công nghệ để có thể sản xuất trang phục truyền thống dễ dàng, nhiều và rẻ hơn thì đề án lại bỏ qua. Ông Huy cho biết việc này Trung Quốc làm rất tốt và hiện họ đã chiếm lĩnh luôn cả thị trường trang phục truyền thống các dân tộc ở Việt Nam.

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ! - Ảnh 4.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mặc trang phục truyền thống biểu diễn nghệ thuật ở Làng Văn hóa- du lịch các dân tộc VN năm 2018 - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng đề án nên chỉ tập trung vào một mục tiêu là kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số để đưa vào bảo tàng. 

Về gợi ý này, bà Nguyễn Thị Hải Nhung - vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đơn vị thực hiện đề án - cho biết đề án hướng tới mục tiêu tham vọng hơn: "Chúng tôi muốn trang phục truyền thống phải được bảo tồn và giữ gìn trong chính cộng đồng, trong chính chủ thể văn hóa". 

Bà Nhung cũng thừa nhận mục tiêu này là khó khăn, rất cần thời gian nhưng hi vọng sẽ giúp xây dựng được một số mô hình bảo tồn tốt để từ đó nhân rộng ra các dân tộc thiểu số khác.

Trước những hoài nghi về hiệu quả của đề án, bà Nhung khẳng định đề án là rất cần thiết để bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. 

Bà tin rằng đề án sẽ giúp cán bộ các cấp và đồng bào thấy được cái đẹp của trang phục truyền thống dân tộc mình, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo tồn trang phục truyền thống của mình trong đời sống.

Chi hơn 200 tỉ bảo tồn trang phục truyền thống, hiệu quả quá mơ hồ! - Ảnh 5.

Những khung dệt truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số hầu như chỉ còn được trưng bày như một biểu tượng. Trong ảnh là người dân tộc thiểu số trình diễn nghề dệt vải tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc VN - T.ĐIỂU

30.000 đồng một bộ váy Mông

Hiện nay, trên thị trường có nhiều trang phục dân tộc bán sẵn, tuy không phải trang phục gốc nhưng lại được chính người dân tộc thiểu số lựa chọn bởi chất liệu nhẹ, tiện dụng, dễ giặt và phơi khô, giá thành rẻ (chỉ khoảng 30.000 đồng/bộ váy Mông may sẵn).

Để đầu tư cho một bộ trang phục La Hủ là khoảng 5 triệu đồng, vải phải tự dệt rồi nhuộm chàm, hoa văn được thêu tay rồi may lại, thời gian thực hiện hơn 3 tháng.

Trang phục của người Mông dành cho nam giới được đan bằng tay với nhiều hoa văn tinh tế, tốn 500.000-700.000 đồng, trang phục nữ còn cầu kỳ và tốn kém hơn.

Học sinh trường dân tộc nội trú sẽ mặc trang phục truyền thống

Đề án thực hiện từ năm 2019-2030, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2021: hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số...

Đến năm 2022, đề án phấn đấu: 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, TP mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội.

Giai đoạn 2026-2030 sẽ bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của 3 dân tộc đã mai một; tổ chức 2 cuộc liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số; tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam gắn với Ngày đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày di sản Việt Nam...

TTO - Ban mai là một bộ sưu tập thời trang dành cho Phật tử với nhiều mẫu thiết kế trang nhã nhưng cũng khá lạ mắt với những nhấn nhá cầu kỳ và có phần sặc sỡ.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar