17/12/2023 07:02 GMT+7

Đêm cuối tuần với công nhân quét rác

Sau những cuộc vui cuối tuần, sự kiện, lễ hội, đêm tàn cũng là lúc người công nhân môi trường với chiếc chổi tre lại ra đường dọn dẹp rác thải. Kết thúc đêm vui, dòng người ồ ạt ra về để lại rác thải nằm vương vãi khắp đường phố.

Sau những đêm cuối tuần, lễ hội khu vực trung tâm TP.HCM, đặc biệt là phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tràn lan rác thải - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau những đêm cuối tuần, lễ hội khu vực trung tâm TP.HCM, đặc biệt là phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tràn lan rác thải - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là tình trạng diễn ra thường xuyên tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM). Phóng viên Tuổi Trẻ đã cùng các công nhân đi dọn rác vào một đêm cuối tuần, trùng dịp tại đây có nhiều lễ hội.

Bở hơi tai dịp cuối tuần, lễ Tết

Với hơn 30 năm gắn bó với nghề công nhân vệ sinh môi trường, bà Nguyễn Thị Thanh Vân (Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1) cho biết: "Bình thường ở phố đi bộ Nguyễn Huệ rác đã nhiều, những ngày lễ Tết hay khi tổ chức các sự kiện, rác thải tăng lên gấp bội.

Dọc tuyến đường này đã bố trí nhiều thùng rác công cộng. Đồng thời anh em công nhân đi dọn liên tục nhưng tình trạng rác thải vẫn tràn ngập trên đường".

Việc dọn rác ở phố đi bộ chia ra hai phần: phần giữa và đường hai bên. Các công nhân cho biết phần đường đi bộ ở giữa thì công việc nhẹ hơn khi đa số rác là ly nhựa, chai nước, hộp xốp của những người đi chơi để lại. Còn đường hai bên có cả rác của những nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh ở đây.

Những ngày bình thường, công nhân phố đi bộ thu gom 10 - 12 xe rác, mỗi xe chứa khoảng trên 300kg rác các loại. Con số này tăng lên gấp nhiều lần vào những dịp lễ Tết, sự kiện. Ngay trong đêm cuối tuần vừa qua, tại phố đi bộ diễn ra song song hai sự kiện. Lượng rác thải thu được trong vài tiếng khoảng 3 tấn.

Với những đặc thù của nghề, vào dịp lễ Tết, trong lúc người người vui chơi thì công nhân môi trường vẫn miệt mài làm việc, thậm chí khối lượng công việc còn nặng nề hơn.

Theo số liệu của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1 cung cấp, vào các đêm bắn pháo hoa, lượng rác có thể đạt 100 - 120 tấn (gồm phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng...). Vào cuối tuần dao động 10 - 20 tấn rác xả ra ở khu vực này.

Vất vả không đau bằng bị kỳ thị

Chị Danh Thị Xà Pha (29 tuổi, quận 12) đến với công việc công nhân môi trường hơn ba năm. Chị kể đã trải qua không ít vui buồn với nghề.

Chị tâm sự về nghề "ám mùi" của mình: "Lúc mới vào nghề mình buồn và ngại nhiều lắm vì bị người ta kỳ thị, tránh xa khi mình tới gần do "ám mùi" của rác. Có những người khó chịu hơn còn chê nghề của mình thấp kém, dơ, bốc mùi... mà chả kiếm được mấy đồng. 

Đối với công nhân dọn vệ sinh chúng tôi, vất vả nhọc nhằn trong công việc cũng không đáng buồn bằng thái độ kỳ thị của một số người".

Bên cạnh việc bị kỳ thị, công nhân vệ sinh còn cảm thấy băn khoăn, bất lực là không phải lúc nào, ở đâu, người dân cũng có ý thức bảo vệ môi trường chung. Rất nhiều người thiếu ý thức vứt rác bừa bãi xuống lòng đường, hè phố. Lắm lúc, mặc dù xe thu gom rác, thùng rác ngay trước mặt, họ vẫn cứ vô tư ném rác ra ngoài.

"Nhiều lúc nhắc nhở họ thì chúng tôi chỉ nhận lại những lời nói khiếm nhã và những cái nhìn vô cảm. Họ nói rằng đây là nghề của chúng tôi, chỉ cần cầm chổi quét rồi bỏ vào thùng mang đi là xong thôi cằn nhằn làm gì", chị Xà Pha chia sẻ.

Vượt qua những nỗi buồn, tự ti, vất vả, cũng có lúc cảm thấy ấm lòng khi gặp rất nhiều người tử tế. "Có những người rất thương công nhân, mình đang làm thì họ lại tiếp sức, lúc thì chai nước, cơm, bánh mì... Nhiều bạn còn quan tâm hỏi: "Chị ơi, em thấy công việc của chị rất cao cả, chị cố lên nha", những lúc như thế mình rất ấm lòng", chị Xà Pha tâm sự.

Giữa TP tấp nập nhộn nhịp, những công nhân môi trường vẫn âm thầm, lặng lẽ làm đẹp cho TP này. Nếu mọi người tự giác bỏ rác đúng nơi sẽ góp phần giảm đi bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả cho những công nhân môi trường.

Đảm bảo đường phố luôn sạch đẹp

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP đã chủ trì phối hợp với các sở ngành thực hiện công tác đấu thầu quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và quản lý điểm hẹn, trạm trung chuyển trên địa bàn.

Chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh môi trường, đảm bảo đường phố luôn sạch đẹp.

Nhặt được nhẫn kim cương khi quét rác, anh công nhân môi trường vội tìm khổ chủ trả lại

TTO - Trong lúc đang làm công việc quét rác, vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn (TP Huế), anh Trần Phương Lộc đã nhặt được của rơi là nhẫn kim cương giá trị nên đã quyết định tìm khổ chủ trả lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar